Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Scott Bessent cùng Bộ trưởng Bộ Phát triển Kinh tế và Thương mại Ukraine Yulia Svyrydenko ký thoả thuận khoáng sản. (Ảnh: Bộ Tài chính Mỹ).
Hôm 30/4, Mỹ và Ukraine đã ký kết thoả thuận khoáng sản mà hai bên mong chờ từ lâu. Thoả thuận cho phép Washington quyền tiếp cận ưu đãi đối với các tài nguyên thiên nhiên của Kiev để đổi lấy việc thành lập một quỹ đầu tư tái thiết.
Thoả thuận được ký kết sau nhiều tháng đàm phán căng thẳng và sau hơn ba năm kể từ khi Nga triển khai cuộc tấn công toàn diện vào Ukraine.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Scott Bessent cho biết mối quan hệ hợp tác kinh tế sẽ cho phép hai nước cùng đầu tư để thúc đẩy quá trình phục hồi của Ukraine và giúp “tạo điều kiện chấm dứt cuộc chiến tàn khốc và vô nghĩa này”.
“Thoả thuận mới báo hiệu rõ ràng đến Nga rằng chính quyền Tổng thống Donald Trump cam kết thực hiện tiến trình hoà bình tập trung vào một Ukraine tự do, có chủ quyền và thịnh vượng trong dài hạn”, ông Bessent cho hay trong một tuyên bố.
Kể từ khi nhậm chức vào cuối tháng 1, ông chủ Nhà Trắng đã thúc đẩy một thoả thuận khoáng sản với chính quyền Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky.
Nhà lãnh đạo 78 tuổi nhấn mạnh thoả thuận sẽ giúp hai nước cùng phát triển và kiếm tiền từ các mỏ đất hiếm, khoáng sản thiết yếu, dầu mỏ, khí đốt và tài nguyên thiên nhiên khác của Ukraine.
Theo ông Trump, tiền bán khoáng sản sẽ đóng vai trò như một khoản bồi hoàn cho số viện trợ mà Mỹ cung cấp cho Ukraine trong suốt cuộc chiến với Nga.
Trong một cuộc họp trên mạng lưới NewsNation cùng ngày 30/4, ông Trump nhấn mạnh thoả thuận mới là một cách để hoàn lại số tiền mà Mỹ đã chi cho nỗ lực chiến đấu của Ukraine cho đến nay.
Ông Trump nói thêm rằng ông “cần bảo đảm”. “Tôi không muốn ra ngoài đó và trông thật ngớ ngẩn”, vị tổng thống cho hay.
Ông Trump cũng xác nhận rằng mình đã có cuộc trò chuyện với người đồng cấp Zelensky về thoả thuận khoáng sản khi cả hai tham dự tang lễ của Giáo hoàng Francis vào tuần trước.
Ông Zelensky từng ra hiệu rằng các ý chính của một thoả thuận đã được thống nhất vào giữa tháng 4, theo CNBC.
Bà Yulia Svyrydenko, Bộ trưởng Bộ Phát triển Kinh tế và Thương mại Ukraine, chia sẻ vào ngày 30/4 rằng thoả thuận mới có khả năng sẽ mang lại thành công cho cả Mỹ và Ukraine.
“Điểm quan trọng là thoả thuận này sẽ trở thành tín hiệu cho các bên liên quan khác rằng hợp tác với Ukraine trong dài hạn - trong nhiều thập kỷ - là điều đáng tin cậy”, bà Svyrydenko cho hay qua nền tảng mạng xã hội X.
Là một phần của thoả thuận, vị bộ trưởng cho biết Ukraine “sẽ quyết định khai thác ở đâu và khai thác những gì”.
Bà nói thêm rằng quỹ tái thiết được xây dựng dựa trên cơ sở 50-50, phản ánh mối quan hệ đối tác bình đẳng giữa Washington và Kiev. Bà nhấn mạnh không bên nào nắm quyền kiểm soát áp đảo.
Chính sách thuế quan mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể đẩy nhanh quá trình phân mảnh kinh tế toàn cầu, và các nước đang phát triển có thể phải chịu ảnh hưởng.
Thông tin này được Yuyuantantian, một tài khoản Weibo liên kết với Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV), tiết lộ trong bài đăng mới đây.
Các nhà sản xuất Trung Quốc đang nỗ lực thiết lập cơ sở tại Mỹ để tránh thuế quan cao, nhưng họ đối mặt với nhiều thách thức đáng gờm.
Hôm 30/4, Tổng thống Trump đã tiếp tục có những bình luận gay gắt về Trung Quốc.