Dù lượng hàng Usiminas xuất khẩu trực tiếp sang Mỹ không lớn, song công ty nhấn mạnh trong báo cáo tài chính quý công bố ngày thứ Sáu (25/7) rằng “tác động lên chuỗi cung ứng công nghiệp của Brazil, đặc biệt là các khách hàng xuất khẩu của chúng tôi” là điều đáng lo ngại. Công ty cho rằng các mức thuế mới sẽ khiến ngành thép dẹt trong nước ngày càng kém cạnh tranh hơn.
Những phát biểu này được đưa ra trong bối cảnh Brazil đang chứng kiến làn sóng thép nhập khẩu gia tăng, chủ yếu từ Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á, gây sức ép lớn lên ngành công nghiệp nội địa. Theo số liệu từ Hiệp hội ngành thép Aço Brasil, lượng thép nhập khẩu vào Brazil đã tăng 29% trong nửa đầu năm nay.
“Chúng tôi không thể cạnh tranh với những đối thủ được trợ cấp – điều đó là không công bằng,” Tổng giám đốc điều hành Marcelo Chara phát biểu trong cuộc gọi thảo luận lợi nhuận ngày thứ Sáu. “Tình trạng này đã bắt đầu ảnh hưởng đến việc làm tại Brazil.”
Usiminas cho biết sự gia tăng nguồn cung từ nước ngoài là minh chứng cho thấy hệ thống hạn ngạch nhập khẩu mà chính phủ Brazil áp dụng từ năm ngoái đối với một số loại hợp kim là “không hiệu quả”. Doanh nghiệp cũng chỉ trích việc gia hạn hạn ngạch gần đây với “những điều chỉnh không mang tính thay đổi cơ cấu so với tình trạng trước đó”.
Usiminas kêu gọi chính phủ nhanh chóng kết thúc các cuộc điều tra chống bán phá giá đang diễn ra và triển khai các biện pháp cụ thể nhằm xóa bỏ những gì mà họ gọi là “các hành vi không công bằng” đang ảnh hưởng đến ngành thép và chuỗi cung ứng liên quan.
Với diễn biến thị trường tuần vừa qua, các chuyên gia dự báo giá heo hơi sẽ tiếp đà giảm trong tuần tới do thị trường vẫn đang giữ xu hướng đi xuống.
Trong tuần qua, giá lúa, gạo ở Đồng bằng sông Cửu Long hầu hết tiếp tục đi ngang. Song thị trường đang có tín hiệu thương nhân tăng cường thu mua lúa gạo từ nông dân để phục vụ cho các hợp đồng trong tương lai.
Tổng kết tuần qua, giá tiêu trong nước giảm 1.000 – 2.000 đồng/kg so với tuần trước. Doanh nghiệp trong ngành nhận định rằng trong ngắn hạn, giá hồ tiêu sẽ chưa có nhiều biến động lớn do chịu ảnh hưởng từ các yếu tố địa chính trị, thương mại và lượng tồn kho tại một số thị trường lớn.
Virus dịch tả heo không lây sang người, thịt cũng được kiểm định trước khi đến chợ, nhưng nhiều người ở Quảng Ngãi, Gia Lai vẫn e ngại.