Với trên 100 triệu dân cùng tầng lớp trung lưu liên tục tăng cao, kèm tốc độ già hóa dân số ngày càng nhanh, khiến ngành sức khỏe - y tế của Việt Nam luôn được xem là một ngành rất tiềm năng và tăng trưởng ấn tượng cả ở hiện tại lẫn tương lai.
Theo Vietnam Report, thị trường chăm sóc sức khỏe Việt Nam dự kiến đạt 23,3 tỉ USD vào năm 2025. Một thống kê khác cho thấy, tổng giá trị thị trường dược phẩm Việt Nam tăng từ 2,7 tỷ USD năm 2015 lên 7 tỷ USD năm 2025 và dự kiến đạt 10 tỷ USD vào năm 2026.
Minh chứng nữa: trong nhiều năm, lĩnh vực này luôn nằm top đầu lĩnh vực thu hút nhiều vốn đầu tư nhất ở Việt Nam. Theo báo cáo Global M&A Industry Trends: 2025 Outlook từ PwC, chăm sóc sức khỏe và giáo dục tiếp tục là ‘điểm nóng’ trong năm nay. Các bệnh viện tư nhân và cơ sở y tế chuyên khoa - đặc biệt là nhãn khoa và ung thư, sẽ trở thành tâm điểm của các hoạt động M&A.
Mấy tháng đầu năm 2025, Việt Nam đã có nhiều thương vụ đầu tư và M&A trong lĩnh vực sức khỏe – y tế: Hệ thống phòng khám Nhi Đồng 315 nhận 30 triệu USD từ GIC ở vòng gọi vốn Series B, FDcare huy động được 2,5 triệu USD ở vòng Series A, Mekong Capital rót vốn vào Tập đoàn Bệnh viện TNH, Creador SDN Bhd mua 13% vốn Long Châu…
Nhờ vậy, nhiều DN lớn và cả SMEs hay startup Việt Nam có nguồn lực để cấp tập mở rộng chuỗi phòng khám của mình, nhằm nhanh chóng chiếm lĩnh thị phần nhiều nhất có thể, khi thị trường chưa có nhiều đối thủ cạnh tranh.
Trong tất cả, chuỗi dược phẩm là mảng phát triển sớm và cạnh tranh khốc liệt nhất, với bộ ba Long Châu - FPT Retail, Pharmacity và An Khang - Tập đoàn Thế Giới Di Động. Hiện công cuộc giành ngôi vương ở mảng dược phẩm đã ngã ngũ, với thắng lợi tuyệt đối từ Long Châu, tiếp theo là Pharmacity và đứng thứ 3 là An Khang.
(Ảnh: Quỳnh Như)
Tuy nhiên, có một nghịch lý là, trong khi kẻ dẫn đầu Long Châu vẫn say mê chuyện mở rộng thị phần, Pharmacity lại đang vật vã với trên dưới 1.000 cửa hàng trong vài năm qua, còn An Khang càng đi càng thụt lùi.
Tính đến hết tháng 3/2024, hệ thống Long Châu có 2.022 nhà thuốc và 144 trung tâm tiêm chủng trên cả nước, lần lượt tăng 435 và 93 đơn vị so với cùng kỳ năm 2023. Năm 2025, Long Châu đặt mục tiêu mở mới 430 cửa hàng (80 địa điểm tiêm chủng).
Trong ĐHĐCĐ 2025, Chủ tịch Nguyễn Bạch Điệp cho hay: trong 3 đến 4 năm tới, có thể Long Châu sẽ phát triển chậm. Muốn tăng biên lợi nhuận trên từng cửa hàng, thì Long Châu chỉ có thể tối ưu chi phí từng ngày cũng như mang sản phẩm có lãi cao hơn vào cửa hàng; chứ không thể mở vài trăm cửa hàng/năm như hiện tại.
Pharmacity vẫn đang cầm cự ở con số 900 cửa hàng. (Ảnh: Quỳnh Như)
Phần Pharmacity, chuỗi này hiện có 941 cửa hàng khắp các tỉnh thành Việt Nam. Trong khoảng vài năm gần đây, Pharmacity luôn duy trì con số trên 900 nhà thuốc và không thể tiếp tục mở rộng như dự định ban đầu. Lý do có thể đến từ việc kinh doanh thiếu hiệu quả. Trong khi Long Châu đã có lãi trên từng cửa hàng, An Khang sắp đạt đến điểm hòa vốn vào quý II/2025, thì Pharmacity vẫn chưa thấy được ‘tia sáng cuối đường hầm’.
Doanh thu của Pharmacity trong năm 2023 cán mốc 5.000 tỷ đồng, đứng thứ 2 thị trường nhưng lại lỗ ròng hơn 900 tỷ đồng. Sau khi Nhà sáng lập Chris Blank rời Pharmacity, 2 nhà đầu tư lớn của chuỗi là Mekong Capital và SK Group đã cử nhiều nhân tài của mình đến tiếp quản chiếc ghế nóng Tổng Giám đốc. Tổng Giám đốc đương nhiệm Deepanshu Madan đã thay bà Trần Tuệ Tri vào tháng 11/2023.
An Khang từng nuôi mộng ganh đua với Long Châu và Pharmacity, nhưng sau 2 năm 2022 và 2023 càng làm càng lỗ, MWG đã quyết định tái cấu trúc chuỗi với phương châm ‘giảm lượng, tăng chất’. Kết quả: đến cuối năm 2024, An Khang chỉ còn 326 nhà thuốc so với số cuối 2023 là 527.
Long Châu đang là người chiến thắng tuyệt đối ở thị trường chuỗi dược phẩm. (Ảnh: Quỳnh Như)
“Sau quá trình tái cấu trúc mạnh mẽ, thu gọn quy mô hướng tới vận hành hiệu quả, Công ty bước vào giai đoạn hoàn thiện danh mục thuốc, nâng cao chuyên môn dược và tích cực bổ sung năng lực vận hành trong năm 2025. An Khang sẽ tập trung vào ‘chất’ của từng nhà thuốc và đặt mục tiêu đạt điểm hòa vốn vào quý II/2025, sau đó cân nhắc việc mở rộng chậm và chắc”, đại diện MWG chia sẻ.
Về mảng tiêm chủng, hiện thị trường đang có 3 gương mặt tiêu biểu là Long Châu, VNVC và Nhi Đồng 315. Theo giới thiệu của VNVC vào tháng 2/2025, họ đang có 220 trung tâm tiêm chủng trải dài khắp cả nước. Long Châu có 144 địa điểm tính đến tháng 3/2025 và Nhi Đồng 135 có 64 địa điểm và sắp mở 27 địa điểm mới.
Nếu xét về quy mô, thì VNVC đang dẫn trước Long Châu và Nhi Đồng 135 khá xa, không chỉ vì số lượng nhiều hơn mà vì diện tích mỗi trung tâm tiêm chủng của họ khá lớn – có thể gấp đôi hoặc gấp 2 đến gấp 3 đối thủ. Nghiệp vụ chính của VNVC là tiêm chủng, còn Long Châu hay Nhi Đồng 315 nhảy vào lĩnh vực này chỉ để tận dụng hết khả năng tiêu dùng của tệp khách hàng đang có.
VNVC đang là chuỗi tiêm chủng lớn nhất Việt Nam. (Ảnh: VNVC)
Long Châu tích hợp dịch tiêm chủng vào một phần chuỗi cửa hàng thuốc, còn Nhi Đồng 315 tích hợp dịch vụ tiêm chủng vào gần hết chuỗi phòng khám nhi đồng. VNVC – Long Châu tiêm vaccine cho cả trẻ em lẫn người lớn, Nhi đồng 315 tập trung vào trẻ em.
"Chúng tôi không mở trung tâm tiêm chủng để cạnh tranh hay giành giật khách hàng với DN khác.
Long Châu cũng như các chuỗi tiêm chủng khác đang cùng cố gắng mở rộng 'miếng bánh' vaccine. Hiện tại, ở Việt Nam, vaccine mới chỉ bao phủ 4% dân số, còn ở các nước khác như Thái Lan hay Singapore, tỷ lệ bao phủ phải từ 10% đến 40%. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng muốn góp phần tăng nhận thức về vaccine nhằm giảm gánh nặng khám chữa bệnh cho ngành y tế Việt Nam.
Trung tâm tiêm chủng là một 'cánh hoa' của ‘bông hoa 8 cánh’ – Hệ sinh thái Sức khỏe của Long Châu, với mục tiêu có thể cung cấp nhiều dịch vụ khép kín phục vụ cho khách hàng của Long Châu”, Chủ tịch FPT Retail làm rõ.
Khác với chuỗi dược – tiêm chủng, thị trường chuỗi đa khoa – chuyên khoa vẫn đang trong khai đoạn sơ khai.
Cái tên nổi bật nhất thị trường này ở thời điểm hiện tại, chắc chắn là 315 Helthcare. Năm 2019, bà Nguyễn Huỳnh Vân Vy đã sáng lập chuỗi Nhi Đồng 315, sau đó ra mắt dịch vụ tiêm chủng tích hợp vào phòng khám nhi và thêm các chuỗi khác như Phụ Sản 315, Mắt 315, Tim Mạch – Tiểu Đường 315…
Hệ thống chuỗi 315 Healthcare. (Ảnh: Quỳnh Như)
Vào tháng 4 vừa qua, hệ thống phòng khám Nhi Đồng 315 được quỹ đầu tư Chính phủ Singapore (GIC) rót 30 triệu USD trong vòng gọi vốn Series B. Trước đó, Nhi Đồng 315 từng 2 lần nhận vốn từ các đơn vị như: BDA Capital Partners, TVS, Nisaetus và Samsara Holdings, Tremont Capital Ventures International, một tập đoàn chăm sóc sức khỏe giấu tên của Nhật Bản và các nhà đầu tư cá nhân.
Tính đến tháng 4/2024, 315 Healthcare có khoảng 154 phòng khám và sắp khai trương khoảng 35 phòng khám nữa. Độ phủ của các chuỗi chăm sóc sức khỏe – y tế 315 chủ yếu ở miền Nam - tập trung tại TP.HCM. Họ đang cấp tập mở rộng các chuỗi ra miền Bắc cùng Hà Nội trong năm 2025 và các năm tới.
Nhi Đồng 315 hiện đang có 81 phòng khám nhi trên 19 tỉnh thành và sắp mở thêm 17 phòng khám mới. Phụ Sản 315 hiện có 55 phòng khám và sắp khai trương 8 chi nhánh nữa; chuỗi này mở từ Huế trở vào và sắp chào sân Hà Nội. Tim Mạch – Tiểu Đường 315 có 11 chi nhánh, Mắt 315 có 7 chi nhánh ở TP. HCM.
Một chuỗi đang làm mưa làm gió ở TP. HCM nữa là Diag (liên doanh giữa VNLab Holding và CityLab). Diag đang gọi mình là Trung tâm y khoa, còn xuất phát điểm của họ là các trung tâm xét nghiệm. Hiện tại, ngoài dịch vụ xét nghiệm – đang dẫn đầu thị trường về sự phong phú, Diag còn triển khai thêm 2 dịch vụ là ‘Khám tổng quát’ và ‘Tiêm chủng’.
Một cửa hàng Diag ở trung tâm Quận 8, TP.HCM. (Ảnh: Quỳnh Như)
Chuỗi Diag đang có 41 Trung tâm y khoa ở TP. HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Long An, Tiền Giang, Vũng Tàu và 1 Phòng khám đa khoa – 2 Phòng khám nội.
Theo tiết lộ của bà Nguyễn Bạch Điệp tại ĐHĐCĐ năm 2025, trong tương lai gần, nhiều khả năng Long Châu sẽ nhảy vào mảng xét nghiệm – vì đây cũng là ‘một cánh’ trong ‘bông hoa 8 cánh’. Sở dĩ Long Châu chọn xét nghiệm để triển khai trước là vì họ đã có sẵn bác sỹ - điều dưỡng – y tá ở trong các trung tâm tiêm chủng. Nếu điều này xảy ra, Diag sẽ có một đối thủ cạnh tranh thật sự mạnh.
Ở chuỗi phòng khám đa khoa, hiện thị trường chưa có chuỗi nào thật sự nổi bật về số lượng. Tại TP.HCM, chúng ta sẽ thấy nhiều hệ thống bệnh viện – phòng khám đa khoa tư nhân như Tâm Anh, Victoria hay CarePlus; song hầu hết chuỗi này đều có dưới 10 chi nhánh. Doanh nhân Đặng Hồng Anh từng có ý định mở chuỗi phòng khám đa khoa tên DHA Medic, song dường như kế hoạch này đã đổ bể, giờ DN của ông chỉ có 1 bệnh viện tên DHA Healthcare.
Một cơ sở củaBệnh viện Mắt Sài Gòn ở Vinh. (Ảnh:Bệnh viện Mắt Sài Gòn)
Một chuỗi chuyên khoa khác cũng rất đáng chú ý là Bệnh viện Mắt Sài Gòn (thuộc Tập đoàn Y khoa Sài Gòn – MSG) với 19 chi nhánh trải dài khắp Việt Nam. Họ cho biết, mình chính là hệ thống bệnh viện – phòng khám mắt lớn nhất Việt Nam. Trong năm 2024, MSG đã mở 3 bệnh viện – phòng khám mới và đầu năm 2025 thêm một phòng khám tại Đô Lương – Nghệ An.
Theo đồn đoán, năm 2019, Heliconia Capital đã mua lại MSG nhưng không công khai giá trị thương vụ này. Vào năm 2024, có thông tin Tập đoàn đầu tư toàn cầu Kohlberg Kravis Roberts & Co., (KKK) đã tiếp nhận thương vụ đầu tư này của Heliconia Capital.
Ở mảng phòng khám nha khoa, mặc dù xuất hiện khá nhiều chuỗi hiện đại nhưng chưa có thương hiệu nào thật sự nổi trội và dẫn dắt được thị trường.
Dù sinh sau đẻ muộn, song nhờ nhận được vốn lớn từ các quỹ đầu tư trong và ngoài nước, Nha Khoa Kim và chuỗi nha khoa Parkway đã mở rộng khá nhanh trong vài năm gần đây.
Chuỗi Nha Khoa Kim đang có 32 phòng khám ở 6 tỉnh thành. (Ảnh: Nha khoa Kim)
Năm 2017, Nha Khoa Kim có 17 phòng khám và lãnh đạo của họ tiết lộ với truyền thông rằng: ‘chúng tôi có kế hoạch đạt 100 phòng khám vào cuối 2018’. Đến cuối 2018, Nha Khoa Kim có khoảng 30 phòng khám. Đến đầu năm 2021, lúc nhận vốn 24 triệu USD ở Series B, chuỗi phòng khám này chỉ còn 19 địa điểm. Họ đã đóng cửa khá nhiều phòng khám của mình trong Covid-19.
Hiện tại, chuỗi Nha Khoa Kim đã phát triển lên con số 32 – quay lại quy mô như trước Covid. Phòng nha của thương hiệu này tập trung chủ yếu ở TP.HCM và 7 địa điểm ở 5 tỉnh thành khác.
Năm 2023, Công ty TNHH 24HMoney thông báo về khoản đầu tư chiến lược vào Parkway (dưới 5 triệu USD). 24HMoney được sáng lập bởi Nhà đầu tư Phan Minh Tâm. Nhờ vậy, Parkway có 16 phòng khám nha khoa ở TP.HCM, Hà Nội, Bắc Giang và Nghệ An tính đến tháng 4/2025.
Còn nếu tính về số lượng phòng nha, thì Hệ thống nha khoa Sài Gòn với 39 chi nhánh trải dài khắp cả nước mới là nhà vô địch. Ở trong miền Nam, ngoài Nha Khoa Kim và Nha khoa Sài Gòn, còn một vài chuỗi có số lượng đáng kể khác như Nha khoa Tâm Đức Smile với 21 chi nhánh từ Đà Nẵng trở vào.
Ngược lại, ở thị trường miền Bắc, các chuỗi nha khoa thường chỉ có trên dưới 10 địa điểm như Nha khoa Sing – 11 chi nhánh, Nha khoa Quốc tế Việt Pháp – 9 cơ sở....
Các khu đô thị này có diện tích từ hàng trăm ha đến hàng nghìn ha, dự kiến sẽ được đấu thầu tìm chủ đầu tư từ nay đến năm 2030.
Thương hiệu gà rán đến từ Philippines ghi nhận EBITDA hơn 400 tỷ đồng tại Việt Nam trong năm 2024, đồng thời đối mặt tình trạng giả mạo trên TikTok và Facebook.
Các động thái nằm trong kế hoạch tái cấu trúc nhằm tiết giảm chi phí, tinh gọn bộ máy của Nissan sau khi hãng này đối diện với khoản lỗ lớn.
Hà Nội chấp thuận cho tổ chức kinh doanh bất động sản thực hiện 148 dự án thí điểm làm nhà ở thương mại với tổng diện tích hơn 840 ha.