Công ty cổ phần Dịch vụ hàng hóa Sài Gòn (Mã: SCS) ghi nhận tổng lượng hàng hóa vận chuyển trong tháng 12 đạt 25.198 tấn, mức cao nhất trong vòng 35 tháng và cao thứ 3 trong lịch sử hoạt động. Con số này tăng trưởng 33% so với cùng kỳ.
Trong đó, hàng quốc tế tiếp tục là động lực tăng trưởng chính khi đóng góp 19.533 tấn, tăng gần 44% so với cùng kỳ. Hàng quốc nội đạt 5.665 tấn, tăng hơn 4%.
Tính chung cả năm, công ty dịch vụ hàng không này ghi nhận 267.369 tấn hàng hóa thông qua, tăng gần 41% so với 2023. Lượng hàng quốc tế tăng gấp rưỡi để đóng góp hơn 205.141 tấn, trong khi hàng nội địa tăng 18% đạt 62.228 tấn.
Năm nay, đơn vị đặt mục tiêu sản lượng tăng trưởng 31% lên 248.000 tấn (vượt 8%). Kế hoạch doanh thu kỷ lục 968 tỷ và lợi nhuận trước thuế về xấp xỉ đỉnh lịch sử với 680 tỷ đồng; lần lượt tăng 22% và 20% so với thực hiện năm 2023.
Theo báo cáo kinh doanh 9 tháng đầu năm, công ty ghi nhận doanh thu thuần tăng gần gấp rưỡi so với cùng kỳ lên 743 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế cũng tăng 41% lên trên 523 tỷ đồng. Biên lợi nhuận ròng vẫn duy trì mức cao hơn 70%.
Phía công ty lý giải sự tăng trưởng nhờ sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu nên sản lượng cũng cao hơn 42% so với cùng kỳ. Doanh thu dịch vụ tăng gần 55%, đồng thời công ty tiếp tục tăng cường kiểm soát, quản lý chi phí và tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh.
SCS được thành lập từ năm 2008 và hiện có vốn điều lệ 949 tỷ đồng, hoạt động chính trong mảng vận tải hàng hóa hàng không. Cổ đông lớn nhất là Gemadept với sở hữu gần 36%, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) nắm giữ 14,65%.
Công ty đã có được hợp đồng cung cấp dịch vụ bốc dỡ hàng hóa tại Sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất cho Qatar Airways từ tháng 2 năm nay, qua đó đang giúp sản lượng khai thác và hiệu quả kinh doanh tăng vượt bậc.
Không chỉ có đòn bẩy bứt phá nhờ khách hàng mới, SCS còn được dự báo hưởng lợi từ sự phục hồi của ngành hàng không, căng thẳng trên biển Đỏ cũng như kế hoạch mở rộng công suất tại Sân bay Quốc tế Long Thành....
Công ty liên kết của Imexpharm ghi nhận doanh thu đạt 793 tỷ đồng và có lãi 49 tỷ đồng, lần lượt tăng trưởng 9% và 12%, đều là mức kỷ lục.
Các công ty ở nhóm bán lẻ, cảng biển và hàng không dự kiến có kết quả tích cực nhất với mức tăng bằng lần, trong khi nhóm ngân hàng có sự phân hóa lớn.
Năm 2024 đánh dấu nhiều cột mốc quan trọng của mảng thịt có thương hiệu của Masan – Masan MEATLife: Thương hiệu MEATDeli của doanh nghiệp này đã 5 năm liên tiếp vào Top 10 Tin dùng Việt Nam, sở hữu hai thương hiệu mạnh là Ponnie và Heo Cao Bồi chiếm được ~50% thị phần trong thị trường sản phẩm xúc xích tiệt trùng và lần đầu ghi nhận lãi sau thuế dương kể từ năm 2023.
VDSC đánh giá các cảng nước sâu của Việt Nam sẽ trở thành điểm đến ưa thích sau sự kiện tái cấu trúc liên minh các hãng tàu lớn, bởi xu hướng tăng kích thước tàu và tăng tần suất/thêm chân cảng.