Trong căn bếp của nhiều gia đình Việt Nam, dầu ăn thừa sau mỗi lần nấu nướng thường bị coi là chất thải. Nhưng giờ đây, loại dầu này đã tìm thấy một vai trò mới: trở thành nguồn nhiên liệu bền vững cho máy bay, góp phần định hình tương lai xanh cho ngành hàng không.
Dự án của Eco Oil Vietnam, kết hợp giữa công nghệ hiện đại và ý tưởng tái chế sáng tạo, đang biến tiềm năng này thành hiện thực.
Dầu ăn đã qua sử dụng (UCO) thường bị thải bỏ sai cách, gây ra những tác động tiêu cực đến môi trường. Khi bị đổ ra môi trường, dầu thải có thể làm tắc nghẽn hệ thống thoát nước, ô nhiễm nguồn nước và đất, phá hủy cân bằng hệ sinh thái.
Nhưng bên cạnh đó, UCO cũng là một nguồn tài nguyên tiềm năng, có thể được tái chế để trở thành nhiên liệu sinh học - một giải pháp thay thế cho nhiên liệu hóa thạch, góp phần giảm thiểu phát thải khí nhà kính.
Nhiên liệu Hàng không Bền vững (SAF), một loại nhiên liệu sinh học được sản xuất từ nguồn tài nguyên tái tạo như dầu ăn thải, đang được coi là cứu cánh cho ngành hàng không trong nỗ lực giảm phát thải carbon. Theo các chuyên gia, SAF có thể giúp giảm tới 80% lượng khí thải CO2 so với nhiên liệu hóa thạch truyền thống, trong khi vẫn đảm bảo hiệu suất vận hành của máy bay.
Dự án của Eco Oil Vietnam đã ứng dụng công nghệ Flow Metric và trí tuệ nhân tạo (AI) để thu gom dầu ăn thải từ các khu dân cư, nhà hàng và bếp ăn công nghiệp. Hệ thống của họ không chỉ giúp tối ưu hóa quy trình thu gom, mà còn đảm bảo chất lượng dầu thải đạt tiêu chuẩn cho quá trình tái chế thành SAF.
Eco Oil Vietnam đã xây dựng một chu trình khép kín, từ việc thu gom dầu ăn thải tại các khu dân cư, tái chế và xuất khẩu dầu UCO sang các thị trường lớn như Mỹ và châu Âu để sản xuất SAF. Dự án nhận được sự hợp tác từ nhiều đối tác lớn như Vinhomes, ReFeed,…
Theo ông You Jeonghwan, CEO và đồng sáng lập Eco Oil, việc xử lý dầu ăn thải đúng cách không chỉ bảo vệ môi trường mà còn mở ra cơ hội phát triển năng lượng bền vững. Ông nhấn mạnh: “Dầu ăn thải có thể chuyển hóa thành nhiên liệu sinh học như SAF, góp phần giảm dấu chân carbon của ngành hàng không và hỗ trợ các mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam”.
Ngành hàng không, vốn là một trong những lĩnh vực có lượng khí thải lớn nhất, đang chuyển mình mạnh mẽ để giảm phát thải carbon. Mỹ đặt mục tiêu tăng sản lượng SAF lên 3 tỷ gallon mỗi năm vào năm 2030, trong khi châu Âu hướng đến việc sử dụng 70% SAF vào năm 2050.
Kinh tế tuần hoàn không chỉ là giải pháp cho những vấn đề môi trường ngày càng nghiêm trọng, mà còn mở ra một hướng đi mới cho sự phát triển kinh tế bền vững. Khác với mô hình kinh tế tuyến tính “sản xuất, tiêu dùng, thải bỏ”, kinh tế tuần hoàn tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên, kéo dài vòng đời sản phẩm và tái chế chất thải thành tài nguyên mới.
Theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới, nền kinh tế tuần hoàn có thể tạo ra giá trị lên tới 4.500 tỷ USD vào năm 2030, giảm áp lực khai thác tài nguyên thiên nhiên và giảm đáng kể lượng khí thải nhà kính. Ngoài ra, mô hình này còn thúc đẩy sáng tạo, mở ra cơ hội việc làm mới và tạo điều kiện cho sự hợp tác giữa các ngành công nghiệp khác nhau.
Tại Việt Nam, những startup như Eco Oil Vietnam, ReForm Plastic, và Green Connect đang định hình bức tranh kinh tế tuần hoàn kể trên.
Ông Lê Trung Chinh cho rằng những cán bộ thuê chung cư đã mua được ôtô thì nên gương mẫu trả lại căn hộ để thành phố bố trí cho người thực sự cần.
Theo VinFast tự công bố, tỷ lệ nội địa hoá trên các mẫu ô tô điện hiện tại của hãng là 60%, không tính pin.
CMC sẽ đầu tư 500 triệu USD vào trung tâm dữ liệu và hạ tầng công nghệ trong 5 năm tới, mở rộng tại Nhật Bản và các thị trường quốc tế. Công ty đặt mục tiêu nâng doanh thu lên 1 tỷ USD vào năm 2028, tận dụng vị thế trung lập của Việt Nam và nhu cầu gia tăng từ trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây, cùng sự dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu.
Chuyên gia cho rằng nếu các chi phí cấu thành nên giá bán không được điều chỉnh giảm, thì cả kể nguồn cung ra thị trường có dồi dào hơn cũng không thể khiến giá nhà hạ xuống.