Theo Quyết định, thành lập khu công nghệ cao trực thuộc UBND tỉnh Hà Nam với tên gọi là Khu Công nghệ cao Hà Nam, có quy mô diện tích 663,19 ha thuộc các xã: Trần Hưng Đạo, Nhân Mỹ, Nhân Nghĩa, Nhân Bình, Xuân Khê và Phú Phúc, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam.
Khu Công nghệ cao Hà Nam thực hiện các hoạt động công nghệ cao phù hợp với chính sách, định hướng phát triển công nghệ cao của Việt Nam và xu thế phát triển công nghệ cao trên thế giới. Trong đó, giai đoạn đầu tập trung thu hút công nghệ cao trong các lĩnh vực: trí tuệ nhân tạo, điện tử - bán dẫn, công nghệ sinh học và y dược, công nghệ vật liệu mới.
Phó Thủ tướng yêu cầu UBND tỉnh Hà Nam phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng Quy chế hoạt động của Khu Công nghệ cao Hà Nam, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành.
UBND tỉnh triển khai việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng và xác định ranh giới, vị trí Khu Công nghệ cao Hà Nam đảm bảo thống nhất với vị trí và quy mô diện tích đã được quy định. Đồng thời triển khai các thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư, lựa chọn nhà đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu Công nghệ cao Hà Nam theo quy định của pháp luật.
Đồng thời, tỉnh xây dựng phương án tổ chức đơn vị trực thuộc UBND tỉnh Hà Nam thực hiện chức năng Ban quản lý Khu Công nghệ cao Hà Nam đảm bảo nguyên tắc tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Tỉnh tổ chức xây dựng, phát triển và chịu trách nhiệm quản lý nhà nước đối với Khu Công nghệ cao Hà Nam theo quy định, bao gồm phương hướng, mục tiêu phát triển, tính chất, chức năng, nhiệm vụ.
Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn, kiểm tra, giám sát để đảm bảo Khu Công nghệ cao Hà Nam hoạt động hiệu quả, đúng mục tiêu, chức năng; chủ trì, phối hợp với UBND tỉnh Hà Nam xây dựng Quy chế hoạt động của Khu Công nghệ cao Hà Nam, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành.
Các bộ, cơ quan liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao phối hợp, hướng dẫn UBND tỉnh Hà Nam triển khai xây dựng và quản lý nhà nước đối với Khu Công nghệ cao Hà Nam.
Dự án đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu dự kiến nâng tổng mức đầu tư lên khoảng 24.117 tỷ đồng, tăng gần 6.300 tỷ đồng so với chủ trương của Quốc hội.
Hơn 182 triệu vốn FDI vào Đà Nẵng trong tháng 11 đã nâng tổng vốn FDI mà thành phố thu hút được trong năm nay lên 213 triệu USD, tăng 17,9% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi trước đó, địa phương chỉ thu hút được 33 triệu USD trong 10 tháng, giảm tới 81,7% so với cùng kỳ.
Dự báo về mức tăng trưởng GDP của năm 2024, ông Lương Văn Khôi, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho biết, theo tính toán, tăng trưởng kinh tế năm nay có thể đạt 7,06%.
Thành phố dự kiến hỗ trợ chuyển đổi xe máy chạy xăng sang xe chạy điện cho người dân tại nơi thí điểm khu vực phát thải thấp (LEZ) ở quận Ba Đình và Hoàn Kiếm.