Theo thông tin từ Công an TP Đà Nẵng, Phòng Cảnh sát Kinh tế Công an thành phố vừa triệt xoá đường dây tội phạm rửa tiền với quy mô lớn nhất từ trước đến nay trên địa bàn thành phố.
Công an TP Đà Nẵng cho biết, kết quả điều tra ban đầu xác định từ năm 2022 đến năm 2024, T.Q.T (36 tuổi), trú tại quận Hải Châu, TP Đà Nẵng, đã làm giả căn cước công dân để thành lập 187 doanh nghiệp, làm giả nhiều con dấu của các ngân hàng, cơ quan Nhà nước và các tổ chức hành nghề công chứng để chứng thực căn cước công dân giả, giấy phép đăng ký kinh doanh của các doanh nghiệp được thành lập,...
Từ đó, đối tượng đã đăng ký mở hơn 600 tài khoản ngân hàng doanh nghiệp, mỗi doanh nghiệp đăng ký từ hai đến ba tài khoản và bán lại cho các đối tượng khác để sử dụng vào mục đích luân chuyển, hợp thức hóa dòng tiền có nguồn gốc phạm tội từ nước ngoài về Việt Nam như lừa đảo, đánh bạc,... để tránh sự kiểm soát của các cơ quan chức năng.
Cơ quan Cảnh sát điều tra đã xác định tổng số tiền giao dịch qua các tài khoản ngân hàng là gần 30.000 tỷ đồng, trong đó ngoại hối ước tính hơn 300 tỷ đồng.
Theo Phòng Cảnh sát kinh tế, đường dây phạm tội của T.Q.T liên quan đến N.H.M (23 tuổi), trú tại huyện Hòa Vang; H.N (25 tuổi) và N.T (29 tuổi), cùng trú tại quận Hải Châu, TP Đà Nẵng và M.D (26 tuổi), trú tại quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng.
Trong đó, N.H.M là đối tượng câu kết với T.Q.T trong việc làm giả căn cước công dân để thành lập doanh nghiệp nhằm mở và mua bán trái phép tài khoản ngân hàng.
H.N có hành vi lập và bán tài khoản ngân hàng cho M.D và N.H.M. Ngoài ra, H.N và M.D còn hỗ trợ các đối tượng lừa đảo thu hồi số tiền 780 triệu đồng có nguồn gốc từ hoạt động phạm tội được chuyển vào tài khoản đã được lập từ trước.
N.T là nhân viên ngân hàng đã câu kết với T.Q.T mở nhiều tài khoản ngân hàng và bán lại cho các đối tượng để thực hiện giao dịch chuyển tiền. Đặc biệt, đối tượng này còn cung cấp thông tin tài khoản cho T.Q.T để rút số tiền 900 triệu đồng có nguồn gốc từ các hoạt động phạm tội ở tài khoản doanh nghiệp mà T.Q.T đã lập.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Đà Nẵng đã khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can và bắt tạm giam đối với cả 5 đối tượng về tội "Rửa tiền", "Mua bán trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng", "Làm giả, sử dụng con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức".
Khi tiến hành khám xét đồng loạt nhiều địa điểm là chỗ ở, nơi làm việc của các đối tượng, cơ quan công an đã phát hiện, thu giữ 122 con dấu giả, 40 bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, 5 máy in, 1 bàn cắt giấy, 1 máy khắc dấu công nghệ đổ keo, 1 máy khắc dấu hộp gỗ, 1 bộ linh kiện máy khắc dấu laser, 1 máy ép plastic và nhiều công cụ, phương tiện phục vụ hoạt động làm giả tài liệu khác.
Vụ án hiện vẫn đang được tiếp tục điều tra và mở rộng nhằm làm rõ vai trò, trách nhiệm của các đối tượng liên quan để xử lý theo quy định, đồng thời thu hồi tối đa tài sản bị lừa đảo nhằm trả lại cho các bị hại.
Nhằm khắc phục khó khăn, tạo hành lang pháp lý cho hoạt động thương mại điện tử xuyên biên giới, trong năm 2025, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) sẽ tăng cường quản lý nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới, đảm bảo tính minh bạch và tuân thủ pháp luật.
H'Nguyên Niê Kdăm, 40 tuổi, bị cáo buộc cùng đồng phạm gọi điện lừa hàng nghìn người dân bằng chiêu "nhận quà tri ân 0 đồng của TikTok", "làm việc tại nhà"...
Thủ tướng Hà Lan Dick Schoof khẳng định nước này quan tâm và sẽ xem xét đầu tư vào lĩnh vực chip bán dẫn tại Việt Nam.
Ông Trịnh Xuân Nghiệm, Chủ tịch Tổng công ty Đầu tư Xây dựng và Thương mại Anh Phát, vừa bị bắt để điều tra về hành vi thiếu trách nhiệm trong quản lý, gây thiệt hại tài sản Nhà nước.