Một góc TP HCM. (Ảnh: Hải Quân).
Chiều 16/7, Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng chủ trì phiên họp của Tổ công tác liên ngành điều phối xây dựng, triển khai đồng bộ đô thị thông minh, theo Báo Chính phủ.
Tại buổi làm việc, Tổ công tác đã nghe báo cáo và các ý kiến về phát triển đô thị thông minh, thảo luận về dự thảo Báo cáo tổng kết Đề án Phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018 - 2025 và định hướng đến năm 2030 (Đề án 950), công tác xây dựng nghị định về phát triển đô thị thông minh,...
Phó Thủ tướng cho biết, trong bối cảnh phát triển nhanh chóng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, đô thị thông minh không còn là lựa chọn mà đã trở thành xu thế tất yếu đối với phát triển đô thị trên thế giới. Đây là phương thức để phát triển kinh tế số và kinh tế đô thị.
Tại Việt Nam, một số địa phương xây dựng đề án phát triển đô thị thông minh riêng, tổ chức thí điểm từng lĩnh vực. Việc phát triển đô thị thông minh đến nay đã mang đến những lợi ích thiết thực. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều khó khăn về thể chế, cơ chế điều phối, nền tảng dữ liệu, nguồn lực, khả năng kết nối và đồng bộ,...
Thực trạng này đòi hỏi sự chung tay trong việc thúc đẩy hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, tháo gỡ điểm nghẽn, định hướng phát triển đô thị thông minh trong thời gian tới.
Phó Thủ tướng đề nghị khẩn trương triển khai hoàn thiện thể chế. Theo đó, Bộ Xây dựng phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công an, Bộ Nông nghiệp và Môi trường soạn thảo nghị định về phát triển đô thị thông minh theo trình tự, thủ tục rút gọn, trình Chính phủ trước ngày 15/8.
Về tổng kết Đề án 950, giao Bộ Xây dựng phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ hoàn thành tổ chức hội nghị tổng kết trong tháng 7.
Theo chuyên gia, hiện tượng “đón đầu quy hoạch” khiến giới đầu cơ đổ xô vào gom đất, nhất là tại các khu dân cư hiện hữu, khu vực sát đường lớn, gần hành lang quy hoạch phát triển hạ tầng hoặc đất chưa có quy hoạch rõ ràng. Mức giá vì vậy có thể tăng 20 - 30%, thậm chí cao hơn chỉ trong vài tháng, tạo ra tâm lý “bỏ lỡ cơ hội” và đẩy thị trường vào trạng thái sốt cục bộ.
Phía kính mắt Anna khẳng định sự chia tay giữa hai bên diễn ra trong ôn hòa do khác biệt về định hướng phát triển tương lai.
Ngành bán lẻ Việt Nam đang trải qua một cuộc chuyển mình, với khu vực nông thôn - nơi hơn 60 triệu người tiêu dùng sinh sống và chiếm 65% dân số cả nước - trở thành “chiến trường” mới.
Nguyên nhân được hai bên đưa ra là do không tìm được tiếng nói chung. Trước đó 7-Eleven được định giá 47 tỷ USD.