Theo nhận định của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu tôm Việt Nam sang Mỹ đang cùng lúc chịu sức ép lớn từ ba chính sách thuế quan: thuế đối ứng, thuế chống bán phá giá (AD) và thuế chống trợ cấp (CVD)
Thứ nhất là thuế đối ứng, con số thuế mà tôm Việt phải gánh có thể sẽ cao hơn nhiều so với năm ngoái.
Thứ hai là thuế chống bán phá giá, với mức sơ bộ lên tới hơn 35% đối với doanh nghiệp bị đơn bắt buộc trong kỳ rà soát POR19, theo thông báo ngày 6/6 của Bộ Thương mại Mỹ (DOC).
Thứ ba là thuế chống trợ cấp, dự kiến sẽ được công bố vào cuối năm nay.
Không chỉ vậy, ngành tôm Việt còn đang chật vật vì chi phí sản xuất leo thang do dịch bệnh trong nuôi trồng, làm giảm sức cạnh tranh so với các nước đối thủ.
Trong bối cảnh đó, nhiều doanh nghiệp như CTCP Thực phẩm Sao Ta, một trong những doanh nghiệp xuất khẩu tôm hàng đầu của Việt Nam, buộc phải trích lập dự phòng, chuyển hướng thị trường tiêu thụ và tối ưu quy trình nuôi để ứng phó.
Mặc dù vậy, thị trường Mỹ vẫn duy trì vai trò then chốt với ngành tôm Việt nhờ giá trị đơn hàng cao. Tuy nhiên, theo VASEP, triển vọng 6 tháng cuối năm vẫn phụ thuộc lớn vào kết quả đàm phán chính thức giữa Việt Nam và Mỹ, cũng như quyết định cuối cùng củaBộ Thương mại Mỹ về mức thuế áp dụng.
Từ ngày 5/4/2025, Mỹ bắt đầu áp dụng mức thuế đối ứng 10% với hầu hết các nước, bao gồm cả tôm. Tuy nhiên, lượng tôm nhập khẩu vẫn tăng mạnh, đặc biệt trong tháng 4 với mức tăng 38% về khối lượng và 47% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Tháng 5 dù tốc độ tăng chậm lại (khối lượng +2%, giá trị +11%) nhưng tổng lượng nhập khẩu vẫn đạt 65.044 tấn, tương đương 538 triệu USD.
Cơ cấu nhập khẩu cho thấy tôm đông lạnh bóc vỏ vẫn là sản phẩm được ưa chuộng nhất tại Mỹ, với tổng lượng nhập 5 tháng đạt 173.209 tấn (+21%). Trong tháng 5 riêng lẻ, lượng nhập đạt 35.357 tấn (+13%).
Trong khi đó, tôm nguyên vỏ có xu hướng biến động. Cụ thể, lượng nhập khẩu tăng vọt 52% trong tháng 4 nhưng giảm 12% trong tháng 5, chỉ còn 15.960 tấn. Tôm nấu chín và ướp tăng 25% trong 5 tháng nhưng mức tăng tháng 5 chỉ còn 3%. Tôm tẩm bột thậm chí còn giảm 15% trong tháng 5.
Thực tế cho thấy các nhà xuất khẩu đã đẩy mạnh giao hàng trước thời điểm 9/7 – thời hạn dự kiến áp dụng mức thuế bổ sung từ 20–36% theo từng quốc gia.
Hiệp hội nhận định diễn biến này cho thấy nỗ lực "né thuế" từ phía các nước xuất khẩu, đồng thời thể hiện sự thận trọng của các nhà nhập khẩu Mỹ trước nguy cơ tăng giá và thay đổi chính sách.
Về nguồn cung, Ấn Độ tiếp tục dẫn đầu với 133.257 tấn tôm xuất khẩu vào Mỹ trong 5 tháng đầu năm (tăng 21%), tiếp theo là Ecuador với 95.133 tấn (tăng 11%). Indonesia tăng trưởng 9% trong 5 tháng, dù giảm 21% riêng tháng 5. Trong khi đó, Việt Nam chỉ đạt 21.140 tấn (tăng 4%), riêng tháng 5 giảm 4% so với cùng kỳ năm trước.
Tuy nhiên, xét về giá bán, Hiệp hội cho biết, Việt Nam vẫn giữ lợi thế cạnh tranh với mức trung bình đạt 5,10 USD/pound trong tháng 5 – cao nhất trong nhóm các nước cung cấp chính, phản ánh chất lượng và định vị cao cấp của sản phẩm.
Giá sầu riêng hôm nay (14/7) không có nhiều thay đổi tại các vùng được thu mua chính trên cả nước, dao động ở 20.000 - 80.000 đồng/kg.
Giá lúa gạo hôm nay (14/7) tại thị trường trong nước tăng nhẹ, từ 200 – 300 đồng/kg đối với gạo nguyên liệu. Trong khi đó, giá gạo châu Á đang ở mức thấp nhất trong 8 năm qua. Nguồn cung toàn cầu đã được cải thiện nhờ thời tiết thuận lợi tại các quốc gia sản xuất chính, khiến giá gạo giảm hơn 40% so với mức đỉnh vào tháng 1 năm ngoái.
Dự thảo sửa đổi Nghị định 24 sẽ tiến tới xoá bỏ việc Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng, sẽ cấp phép có điều kiện cho các doanh nghiệp và ngân hàng thương mại sản xuất vàng miếng.
Trung Quốc, nhà sản xuất thép hàng đầu thế giới, đã xuất khẩu lượng thép thành phẩm kỷ lục trong quý II/2025, bất chấp loạt biện pháp bảo hộ thương mại từ châu Á đến châu Âu nhằm hạn chế tình trạng dư cung.