Thép Trung Quốc lập kỷ lục xuất khẩu trong quý II

Trung Quốc, nhà sản xuất thép hàng đầu thế giới, đã xuất khẩu lượng thép thành phẩm kỷ lục trong quý II/2025, bất chấp loạt biện pháp bảo hộ thương mại từ châu Á đến châu Âu nhằm hạn chế tình trạng dư cung.

Theo Bloomberg, tổng lượng thép xuất khẩu của Trung Quốc trong quý II từ tháng 4 đến tháng 6 đạt 30,7 triệu tấn, tăng 11% so với cùng kỳ năm ngoái và vượt qua kỷ lục của thời kỳ xuất khẩu thép Trung Quốc ồ ạt ra toàn cầu cách đây một thập kỷ.

Tính chung nửa đầu năm, lượng thép xuất khẩu của nước này đã tăng 9%.

Tình hình này diễn ra trong bối cảnhnhiều quốc gia trên thế giới đã tăng cường các biện pháp phòng vệ thương mại nhằm hạn chế thép giá rẻ từ Trung Quốc. Tại Mỹ, Tổng thống Donald Trump đã áp mức thuế trần mới đối với tất cả sản phẩm thép nhập khẩu.

Mặc dù vậy, các nhà xuất khẩu Trung Quốc vẫn tìm cách duy trì dòng chảy, ít nhất là trong ngắn hạn – bằng cách thúc đẩy tiêu thụ các sản phẩm chưa bị áp thuế và tìm kiếm những thị trường thay thế.

“Dù thị trường thép nội địa Trung Quốc đang chịu tác động từ sự suy yếu của lĩnh vực bất động sản, xuất khẩu thép lại vượt kỳ vọng,” nhóm phân tích của Macquarie Group nhận định trong một báo cáo gần đây.

 Xuất khẩu thép của Trung Quốc vẫn bùng nổ bất chấp rào cản thương mại (Nguồn: Bloomberg)

Xuất khẩu mạnh giúp sản lượng thép hàng năm của Trung Quốc tiếp tục duy trì trên mốc một tỷ tấn bất chấp nhu cầu trong nước giảm sút. Trái với nhiều đồn đoán trên thị trường, đến nay Trung Quốc vẫn chưa có động thái lớn nào nhằm cắt giảm công suất sản xuất.

Theo Bloomberg, tác động từ các biện pháp thương mại tuy có ảnh hưởng nhưng chưa đủ để kìm hãm đà tăng xuất khẩu. Trong khi một số mặt hàng chủ lực bị sụt giảm, các sản phẩm chưa bị áp thuế lại ghi nhận đà tăng đáng kể.

Cụ thể, xuất khẩu sang một số quốc gia Đông Nam Á như Indonesia, cũng như khu vực Trung Đông, đặc biệt là Arab Saudi, đều tăng mạnh. Trong đó, xuất khẩu thép bán thành phẩm đã tăng hơn 300% chỉ trong 5 tháng đầu năm.

Hiệp hội Thép Trung Quốc đã đề xuất hạn chế xuất khẩu thép phôi khi lượng xuất đi của mặt hàng này đang tăng quá nóng. Tuy nhiên, khi biên lợi nhuận sản xuất vẫn cao và nguy cơ áp thuế mới với các sản phẩm thép vẫn hiện hữu, doanh nghiệp nước này có thể không tự nguyện giảm xuất khẩu nếu không có động thái can thiệp chính thức. 

Theo hãng nghiên cứu Kallanish Commodities Ltd., tổng lượng xuất khẩu thép Trung Quốc, bao gồm cả thép bán thành phẩm, trong năm 2025 có thể đạt 125 triệu tấn, tăng 7% so với năm ngoái. Trong khi đó, Macquarie Group dự báo xuất khẩu ròng thép Trung Quốc có thể chỉ giảm nhẹ và xu hướng điều chỉnh đáng kể sẽ bị đẩy lùi sang năm 2026.

“Chúng tôi cho rằng các biện pháp phòng vệ thương mại không mấy hiệu quả trong việc giảm xuất khẩu và năm 2025 đã chứng minh điều này.”,Kallanish nêu trong một ghi chú. 

Anh Tuấn
CÙNG CHUYÊN MỤC
Giá sầu riêng hôm nay 14/7: Đi ngang ở mức thấp

Giá sầu riêng hôm nay (14/7) không có nhiều thay đổi tại các vùng được thu mua chính trên cả nước, dao động ở 20.000 - 80.000 đồng/kg.

Giá lúa gạo hôm nay 14/7: Gạo nguyên liệu bật tăng 200 – 300 đồng/kg

Giá lúa gạo hôm nay (14/7) tại thị trường trong nước tăng nhẹ, từ 200 – 300 đồng/kg đối với gạo nguyên liệu. Trong khi đó, giá gạo châu Á đang ở mức thấp nhất trong 8 năm qua. Nguồn cung toàn cầu đã được cải thiện nhờ thời tiết thuận lợi tại các quốc gia sản xuất chính, khiến giá gạo giảm hơn 40% so với mức đỉnh vào tháng 1 năm ngoái.

NHNN lý giải vì sao ngân hàng có vốn trên 50.000 tỷ mới được xem xét cấp phép sản xuất vàng miếng

Dự thảo sửa đổi Nghị định 24 sẽ tiến tới xoá bỏ việc Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng, sẽ cấp phép có điều kiện cho các doanh nghiệp và ngân hàng thương mại sản xuất vàng miếng.

Bảng giá vàng ngày 14/7: Vàng SJC neo ở mức 121,5 triệu, nhẫn trơn và nữ trang đồng loạt ‘chững lại’

Sang phiên trưa đầu tuần 14/7, giá vàng trong nước đồng loạt chững lại sau chuỗi tăng mạnh trong tuần trước. Vàng miếng SJC giữ mốc 121,5 triệu đồng/lượng, trong khi vàng nhẫn trơn và vàng nữ trang cũng ổn định tại các thương hiệu lớn.