Giá dầu thô tăng nhẹ trong phiên giao dịch sáng ngày thứ Hai (14/7), khi Liên minh châu Âu (EU) tiến gần đến việc thông qua gói trừng phạt thứ 18 nhằm vào Nga vì cuộc tấn công toàn diện Ukraine, trong đó bao gồm việc hạ trần giá dầu thô từ Nga, theo Reuters.
Tại thời điểm 6h50 (giờ Việt Nam), giá dầu Brent tăng 0,1% lên 70,43 USD/thùng và giá dầu WTI của Mỹ tăng 0,1% lên 68,53 USD.
Chốt phiên giao dịch cuối tuần trước, giá dầu thô Brent tăng 2,9% lên 70,63 USD/thùng và giá dầu thô WTI của Mỹ tăng 2,82% lên 68,45 USD/thùng. Tính chung tuần, dầu Brent tăng 3%, còn WTI tăng khoảng 2,2%.
Bảng giá xăng dầu thế giới cập nhật 6h50 ngày 14/7/2025
Tên loại |
Kỳ hạn |
Sàn giao dịch |
Giá |
%thay đổi |
Đơn vị tính |
Dầu thô |
Giao tháng 12 |
Tokyo |
60.970 |
- |
JPY/thùng |
Giá dầu Brent |
Giao tháng 9 |
ICE |
70,43 | 0,10 |
USD/thùng |
Dầu Thô WTI |
Giao tháng 8 |
Nymex |
68,53 | 0,12 |
USD/thùng |
(Nguồn: Tố Tố tổng hợp).
Các nguồn tin cho biết tất cả các nội dung chính của gói trừng phạt đã được thống nhất, dù vẫn còn một quốc gia thành viên giữ vướng mắc kỹ thuật liên quan đến trần giá mới.
Dự kiến, thỏa thuận cuối cùng sẽ đạt được vào thứ Hai, trước cuộc họp của các ngoại trưởng EU tại Brussels vào ngày hôm sau, nơi có thể chính thức phê duyệt gói biện pháp này.
Theo các nguồn thạo tin do tính chất nhạy cảm của cuộc đàm phán, EU cũng đã nhất trí với một cơ chế trần giá linh hoạt.
Hôm 11/7, Ủy ban châu Âu đề xuất áp dụng mức trần dao động, được tính thấp hơn 15% so với giá dầu thô trung bình trên thị trường toàn cầu trong ba tháng gần nhất.
Một trong các nguồn tin cho hay mức giá khởi điểm có thể vào khoảng 47 USD/thùng, dựa trên giá dầu Nga trung bình trong 22 tuần qua, trừ đi 15%. Trần giá sẽ được điều chỉnh định kỳ 6 tháng một lần thay vì 3 tháng như đề xuất ban đầu.
Slovakia, quốc gia từng trì hoãn gói trừng phạt, vẫn đang yêu cầu thêm đảm bảo từ Ủy ban châu Âu liên quan đến kế hoạch loại bỏ dần nguồn cung khí đốt Nga, nhưng đã đồng ý với các biện pháp mới.
Theo quy định, mọi biện pháp trừng phạt của EU cần được toàn bộ 27 quốc gia thành viên nhất trí thông qua.
Trần giá dầu do Nhóm G7 đề xuất, nhằm hạn chế khả năng tài chính của Nga trong cuộc chiến ở Ukraine, lần đầu được thông qua vào tháng 12/2022.
Trong hai tháng qua, EU và Anh đã liên tục thúc giục G7 hạ mức trần hiện tại – vốn là 60 USD/thùng – do giá dầu tương lai sụt giảm khiến mức trần này phần lớn mất tác dụng.
Cơ chế hiện hành cấm các giao dịch dầu thô Nga vận chuyển bằng tàu biển nếu giá vượt quá 60 USD/thùng, đồng thời cấm các công ty vận tải biển, bảo hiểm và tái bảo hiểm cung cấp dịch vụ nếu hàng hóa không tuân thủ mức trần.
Gói trừng phạt mới, được đề xuất từ đầu tháng 6, nhắm đến việc giảm sâu hơn doanh thu năng lượng của Moscow. Bao gồm trong đó là lệnh cấm giao dịch liên quan đến các đường ống dẫn khí Nord Stream và mạng lưới tài chính mà Nga sử dụng để lách lệnh trừng phạt.
Một nguồn tin khác tiết lộ, danh sách trừng phạt lần này sẽ bao gồm một nhà máy lọc dầu do Nga sở hữu tại Ấn Độ, hai ngân hàng Trung Quốc và một tổ chức đăng kiểm tàu.
Chiều 10/7, Liên Bộ Công Thương - Tài chính đã điều chỉnh giá xăng dầu.
Giá xăng RON 95-III (loại phổ biến trên thị trường) tăng 190 đồng lên 20.090 đồng một lít. E5 RON 92 cũng thêm 210 đồng, ở mức 19.650 đồng.
Tương tự, các mặt hàng dầu tăng 240-430 đồng một lít. So với cách đây 7 ngày, dầu diesel tăng 430 đồng lên 18.830 đồng mỗi lít. Dầu hỏa và mazut lần lượt có giá mới 18.370 và 15.560 đồng.
Giá xăng, dầu thay đổi như sau:
Mặt hàng | Giá mới | Thay đổi |
Xăng RON 95-III | 20.090 | + 190 |
Xăng E5 RON 92 | 19.650 | + 210 |
Dầu diesel | 18.830 | + 430 |
Dầu hoả | 18.370 | + 240 |
Dầu mazut | 15.560 | - 240 |
Đơn vị: đồng/lít hoặc kg, tùy loại
Trung Quốc, nhà sản xuất thép hàng đầu thế giới, đã xuất khẩu lượng thép thành phẩm kỷ lục trong quý II/2025, bất chấp loạt biện pháp bảo hộ thương mại từ châu Á đến châu Âu nhằm hạn chế tình trạng dư cung.
Sang phiên trưa đầu tuần 14/7, giá vàng trong nước đồng loạt chững lại sau chuỗi tăng mạnh trong tuần trước. Vàng miếng SJC giữ mốc 121,5 triệu đồng/lượng, trong khi vàng nhẫn trơn và vàng nữ trang cũng ổn định tại các thương hiệu lớn.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Mỹ đang đứng trước nhiều thách thức khi thị trường này đang ngày càng trở nên khó đoán trước các biến động chính sách thương mại.
Chỉ trong 6 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam đã đạt 5,4 tỷ USD, gần vượt qua mốc 5,6 tỷ USD của cả năm 2024.