Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Nhà Trắng. (Ảnh: AP).
Trong bữa tiệc với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu vào tối 7/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đề cập đến khả năng tiếp tục đàm phán và trì hoãn hạn chót áp thuế đối ứng, theo đưa tin từ Bloomberg.
Cụ thể, đáp lại câu hỏi của một phóng viên tại bữa tiệc, ông Trump cho biết hạn chót 1/8 “không chắc chắn 100%” và hàm ý Nhà Trắng vẫn để ngỏ khả năng tiếp tục điều chỉnh mức thuế.
“Không, tôi sẽ nói chắc chắn, nhưng không chắc chắn 100%. Nếu họ gọi điện và bảo ‘chúng tôi muốn đề xuất theo cách khác’, Mỹ sẽ cởi mở với điều đó. Nhưng về cơ bản, đây là cách mọi thứ đang diễn ra ngay lúc này”, ông Trump cho hay.
“[Chúng tôi] có thể điều chỉnh một chút, tuỳ tình hình”, ông Trump nói thêm, gợi ý ông sẽ đánh giá cao các quốc gia tiếp tục đưa ra các nhượng bộ mới. “Chúng tôi sẽ không đối xử bất công”.
Trước đó, vào đầu ngày 7/7, ông Trump đã chia sẻ lên mạng xã hội Truth Social ảnh chụp màn hình các bức thư nêu rõ mức thuế mới cho lãnh đạo Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Nam Phi, Lào và Myanmar.
Sau đó, vị tổng thống chia sẻ thêm 7 lá thư khác gửi đến lãnh đạo của Bosnia & Herzegovina, Tunisia, Indonesia, Bangladesh, Serbia, Campuchia và Thái Lan.
Theo các lá thư mà ông Trump đăng tải, hàng hoá nhập khẩu từ 5 nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Kazakhstan và Tunisia vào Mỹ sẽ phải đối mặt với mức thuế quan đối ứng 25%.
Hàng hoá của Nam Phi và Bosnia sẽ chịu mức thuế 30% và hàng hoá từ Indonesia chịu thuế 32%. Bangladesh và Serbia bị đánh thuế 35%, trong khi Campuchia và Thái Lan chịu thuế 36%. Hàng nhập khẩu từ Lào và Myanmar sẽ chịu thuế 40%.
Đến buổi chiều, ông Trump đã ký một sắc lệnh hành pháp mới dời thời hạn áp thuế đối ứng từ ngày 9/7 sang 1/8. Sắc lệnh nêu rõ ông Trump đưa ra quyết định “dựa trên thông tin bổ sung và khuyến nghị từ nhiều quan chức cấp cao”.
Đối với hầu hết các quốc gia, mức thuế quan mới khá giống với mức thuế đối ứng mà ông Trump công bố vào đầu tháng 4. Chẳng hạn, theo thông báo ban đầu, hàng nhập khẩu từ Nhật Bản sẽ chịu mức thuế 24% và Hàn Quốc 25%.
Tất cả lá thư đều viết rằng mức thuế quan mới tách biệt với các mức thuế cụ thể theo từng ngành đối với các danh mục sản phẩm chính và hàng hoá trung chuyển (transship) sẽ chịu mức thuế cao hơn.
Đồng thời, tất cả lá thư cũng khẳng định mức thuế quan mới là cần thiết để điều chỉnh thâm hụt thương mại hàng hoá dai dẳng của Mỹ với 14 quốc gia, dù không phải nước nào cũng ghi nhận thặng dư thương mại lớn với Washington.
Các lá thư cũng cảnh báo trước rằng 14 quốc gia không được đáp trả mức thuế quan mới của Mỹ bằng cách áp dụng thuế quan trả đũa với hàng hoá nhập khẩu từ siêu cường này.
Nếu các quốc gia “loại bỏ các chính sách thuế quan, phi thuế quan và rào cản thương mại” của phía họ, Mỹ “có lẽ sẽ cân nhắc điều chỉnh bức thư”.
Vào ngày 2/4, Tổng thống Donald Trump đã công bố chính sách thuế đối ứng mà ông ấp ủ từ lâu nhằm thu hẹp thâm hụt thương mại hàng hoá cũng như khôi phục ngành sản xuất của Mỹ.
Theo đó, ông Trump đã áp mức thuế tối thiểu 10% đối với hầu hết hàng hoá nhập khẩu vào Mỹ và đánh thuế cao hơn với gần 60 đối tác thương mại lớn.
Đến ngày 9/4, ông thông báo tạm hoãn các mức thuế cao hơn trong 90 ngày để tạo điều kiện cho các nước đàm phán. Trong thời gian này, hàng hoá của gần 60 đối tác thương mại lớn sẽ chịu mức thuế 10%.
Sau các vòng đàm phán, giới chức Mỹ đã đạt thoả thuận thương mại với Anh và Việt Nam. Đồng thời, Mỹ còn đồng ý đình chiến thương mại với Trung Quốc.
Ngân hàng trung ương này đang phải nỗ lực bình thường hoá chính sách vào thời điểm tăng trưởng GDP chậm lại, chính sách thuế quan của Mỹ tiếp tục đe doạ nền kinh tế và tiền lương thực tế của người dân sụt giảm.
Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba ngày 8/7 cho biết nước này sẽ tiếp tục tiến hành các cuộc đàm phán với Mỹ nhằm tìm kiếm một thỏa thuận thương mại song phương.
Trung Quốc và phương Tây đều đang nỗ lực đảm bảo nguồn cung các khoáng sản thiết yếu đối với nền kinh tế.
Khác với suy nghĩ của công chúng, Fed thường có nhiều ảnh hưởng đến nền kinh tế Mỹ hơn là các chính quyền tổng thống Mỹ. Nhưng trong nhiệm kỳ thứ hai của ông Donald Trump, Fed bị đẩy vào thế bị động, phải chờ đợi các chính sách của Nhà Trắng để cân nhắc phản ứng phù hợp.