Theo CNBC, trong phiên giao dịch ngày 19/5, chỉ số S&P 500 đã tăng nhẹ 0,09% và đóng cửa ở mức 5.964 điểm, đánh dấu phiên tích cực thứ 6 liên tiếp. Chỉ số Nasdaq Composite cũng nhích thêm 0,02% lên 19.215 điểm.
Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones tăng 137 điểm, tương đương 0,32% và chốt phiên với 42.792 điểm. Dow Jones được hỗ trợ bởi sự phục hồi 8% của cổ phiếu UnitedHealth sau đợt bán tháo gần đây.
S&P 500 đã phục hồi trong 6 phiên liên tiếp.
Lợi suất trái phiếu kho bạc đã vọt tăng sau khi Moody’s hạ xếp hạng tín nhiệm của Mỹ từ Aaa xuống Aa1. Theo Moody’s, động thái này bắt nguồn từ các thách thức tài chính liên quan đến thâm hụt ngân sách ngày càng tăng của chính phủ và hậu quả từ việc đảo nợ trong giai đoạn chi phí đi vay cao.
Động thái của Moody's đã gây áp lực lên giá trái phiếu, kéo lợi suất vọt lên vào thời điểm nền kinh tế Mỹ đang chờ đợi tác động của chính sách thuế quan.
Vào mức cao nhất trong phiên, lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 30 năm đã vượt mốc 5%, trong khi lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm qua mốc 4,5%. Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm là tham chiếu cho nhiều lãi suất thực của nền kinh tế, chẳng hạn như lãi suất thế chấp mua nhà.
Lợi suất trái phiếu kho bạc đã giảm vào cuối ngày 19/5.
Dưới tác động của thông tin Mỹ bị hạ bậc xếp hạng, Dow Jones có lúc đã giảm hơn 300 điểm, còn S&P 500 mất khoảng 1%. Tuy nhiên, các chỉ số trung bình chính đã phục hồi khi lợi suất trái phiếu kho bạc hạ nhiệt.
“Báo cáo của Moody’s không nêu ra điều gì mới về tình hình tài chính của Mỹ”, ông Ross Mayfield, nhà phân tích đầu tư tại Baird, nhận định.
“Đối với tôi, báo cáo chỉ khiến thị trường có giai đoạn nghỉ ngơi và không tác động gì đến mặt cấu trúc về triển vọng trong 6 - 12 tháng tới”. Theo CNBC, các nhà giao dịch hiện coi thỏa thuận thương mại là chìa khóa để duy trì sự phục hồi của thị trường.
Tuy nhiên, cũng có quan điểm cho rằng thị trường đã quá tự mãn về chính sách thuế quan của Tổng thống Donald Trump.
Tại sự kiện dành cho nhà đầu tư của JPMorgan Chase, CEO Jamie Dimon cảnh báo: “Tôi cho rằng mọi người đang cảm thấy khá tích cực vì chưa thấy tác động của thuế quan”.
“Thị trường đã giảm 10% rồi tăng lại 10%; đây là sự tự mãn phi thường”, ông nhấn mạnh. Ngoài ra, CEO của JPMorgan cũng nhắc đến những rủi ro về đình lạm, thâm hụt ngân sách cũng như khả năng tăng trưởng lợi nhuận của S&P 500 đi xuống.
Các quan chức y tế ở Singapore và Thái Lan khuyến cáo người dân nên tiêm mũi vắc xin tăng cường sớm nhất có thể.
Trung Quốc đang tranh thủ các điều kiện thuận lợi để nới lỏng chính sách tiền tệ, hỗ trợ cho nền kinh tế.
CEO Jamie Dimon của gã khổng lồ ngân hàng JPMorgan cảnh báo rủi ro Mỹ rơi vào tình trạng lạm phát đình trệ cao hơn những gì mọi người nghĩ.
Triển vọng kinh tế khó đoán khiến các quan chức Fed phải áp dụng chiến lược chờ đợi và quan sát.