Chia sẻ tại Tọa đàm "Giải pháp thanh toán thông minh phục vụ giao thông hiện đại" do Cổng TTĐT Chính phủ tổ chức ngày 20/5,ông Đỗ Việt Hải, Phó Giám đốc Sở Xây dựng, TP. Hà Nội cho biết, kể từ ngày 2/9, hệ thống vé liên thông sẽ chính thức khai trương, áp dụng với tất cả tuyến vận tải hành khách công cộng tại Hà Nội và tích hợp với các thẻ thanh toán quốc tế như Visa, Mastercard.
Dự kiến đến ngày 2/9/2025, chúng tôi sẽ chính thức khai trương hệ thống thẻ vé liên thông này bằng hình thức thuê dịch vụ công nghệ thông tin.Hệ thống này không chỉ liên thông với vận tải hành khách công cộng mà còn liên thông với thu phí tự động, các bến bãi đỗ xe và sử dụng dịch vụ không chỉ trên địa bàn Thủ đô, ông Hải cho biết.
Nêu thực trạng về việc các tuyến metro không có sự liên kết với nhau, tạo sự thuận lợi cho người dùng, ông Đỗ Việt Hải cho biết, hiện nay hệ thống thẻ vé của tuyến Metro Cát Linh – Hà Đông và tuyến Metro Nhổn – Ga Hà Nội trên cao là hai hệ thống độc lập và không có sự liên kết, liên thông với nhau.
"Điều này gây sự bất tiện cho người dân. Vì vậy, chúng tôi đã đặt mục tiêu phải xây dựng một hệ thống thanh toán liên thông, đặt tiêu chí, mục tiêu hàng đầu là hệ thống thẻ vé liên thông đó phải thuần Việt và người Việt phải làm chủ hệ thống thẻ vé liên thông này", ông Đỗ Việt Hải, Phó Giám đốc Sở Xây dựng, TP. Hà Nội.
Ông Đỗ Việt Hải, Phó Giám đốc Sở Xây dựng TP. Hà Nội. (Ảnh: VGP).
Đánh giá đây là một quá trình rất phức tạp, song ông Hải cho biết, cho đến thời điểm hiện nay những vấn đề khúc mắc nhất về kỹ thuật thì ngành xây dựng đã giải quyết được.
Dự kiến, hệ thống vé liên thông sẽ chính thức khai trương vào ngày 2/9/2025, không chỉ áp dụng cho các tuyến vận tải hành khách công cộng tại Hà Nội mà còn có khả năng mở rộng liên kết trên phạm vi toàn quốc.
Hệ thống cũng sẽ tích hợp với các thẻ thanh toán quốc tế như Visa,… Sau khi xây dựng xong khung kỹ thuật, điều kiện tiên quyết để vận hành hiệu quả là xây dựng chính sách giá vé linh hoạt, phù hợp theo khung giờ, mùa vụ và đối tượng hành khách. Mục tiêu cuối cùng là thu hút người dân sử dụng giao thông công cộng nhiều hơn.
"Qua một năm thử nghiệm, chúng tôi đánh giá rằng mục tiêu này đã cơ bản được hoàn thiện. Hiện chỉ còn bước triển khai đồng bộ trên toàn Thành phố", Phó Giám đốc Sở Xây dựng, TP. Hà Nội cho hay.
Nhấn mạnh nhu cầu của người dân cần một hệ thống thẻ có thể sử dụng trên toàn quốc, ông Fukuda Chihiro, Phó Trưởng Đại diện JICA tại Việt Nam cho rằng, ở Nhật Bản hiện nay, những thẻ vé như Suica, Pasmo (IC card) đã được sử dụng phổ biến và một hệ thống cho phép sử dụng những thẻ này để đi đến bất cứ tuyến nào.
Không chỉ ở đường sắt, chúng còn được sử dụng trong nhiều dịch vụ khác nhau tại các cửa hàng tiện lợi và đã đem lại những kết quả rất tốt.
Ở Hà Nội, chỉ hai tuyến đường sắt hiện tại cũng đang sử dụng hai hệ thống thu phí khác nhau. Vì vậy, song song với việc mở rộng mạng lưới đường sắt thì Việt Nam cần sớm nghiên cứu xây dựng hệ thống có khả năng vận hành liên thông.
Từ góc độ đơn vị cung cấp hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt, ông Nguyễn Hoàng Long, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thanh toán quốc gia Việt Nam (NAPAS) cho rằng, điều này là hoàn toàn làm được.
Ông cho biết, ngày 14/2 đơn vị này triển khai, phối hợp với tuyến Metro TPHCM cùng với các ngân hàng, đơn vị như: Visa, Master card… để kết nối với hệ thống vé tự động của hệ thống Metro số 1 TP HCM. Do đó, hiện người dân Việt Nam và du khách quốc tế có thể dùng thẻ ngân hàng để đi metro số 1.
"Với việc mở rộng ra nhiều tuyến metro hay loại hình giao thông công cộng khác, NAPAS đã chuẩn bị đầy đủ hạ tầng cơ sở kỹ thuật, về nghiệp vụ, về sản phẩm để khi ngành giao thông có nhu cầu và chủ trương kết nối liên thông, để tạo thành hệ thống liên thông mở giữa thẻ vé soát vé tự động của các phương tiện giao thông công cộng với hệ thống thẻ thanh toán không dùng tiền mặt của ngân hàng", ông Long cho hay.
Bộ Nông nghiệp và Môi trường đề xuất chuyển các chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai từ cấp huyện về xã, phường khi tổ chức lại chính quyền địa phương tới đây.
Tỉnh Quảng Ngãi đề xuất đầu tư 900 tỷ đồng xây tuyến đường sắt 14 km, nối ga Trì Bình với cảng Dung Quất để đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa ngày càng tăng.
Thông tin được Reuters đề cập khi nói về triển vọng hợp tác giữa các doanh nghiệp Pháp và Việt Nam trong chuyến thăm cấp nhà nước của Tổng thống Pháp tới Việt Nam.
Theo Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hoà Bình, Việt Nam định hướng phát triển một trung tâm tài chính quốc tế nhưng hoạt động tại hai thành phố là Đà Nẵng và TP HCM.