Theo báo cáo tình hình kinh tế - xã hội của Cục Thống kê, tính chung 6 tháng đầu năm nay, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) ước tăng 9,2% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng cao nhất kể từ năm 2020 đến nay.
Trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 11,1%, đóng góp 9,1 điểm % vào mức tăng chung; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 4,5%, đóng góp 0,4 điểm %; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 11,3%, đóng góp 0,2 điểm %; ngành khai khoáng giảm 3%, làm giảm 0,5 điểm %.
So với cùng kỳ năm trước, IIP 6 tháng đầu năm nay tăng ở 62 địa phương. Duy nhất tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ghi nhận IIP giảm 2,6%. Cục Thống kê cho biết một số địa phương có chỉ số IIP đạt mức tăng khá cao do ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; ngành sản xuất và phân phối điện tăng cao.
10 địa phương có chỉ số sản xuất công nghiệp 6 tháng đầu năm 2025 cao nhất cả nước. (Nguồn: AM tổng hợp từ Chi cục Thống kê, UBND các tỉnh, thành phố; Cục Thống kê, Bộ Tài chính).
Theo báo cáo của Chi cục Thống kê Phú Thọ, 6 tháng đầu năm nay, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) của tỉnh Phú Thọ cũ đạt mức tăng trưởng cao 45,45%. Kết quả này chủ yếu đến từ sự mở rộng sản xuất của một số ngành như chế biến gỗ, sản phẩm tre nứa (tăng 155,45%); in và sao chép bản ghi (tăng 126,27%); điện tử, máy tính, quang học (tăng 68,22%), sản xuất da và các sản phẩm liên quan (tăng 32,13%).
Số liệu từ Cục Thống kê, Bộ Tài chính cho thấy Phú Thọ là địa phương có chỉ số sản xuất ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng cao nhất cả nước, với mức tăng trưởng 46,6%.
Những địa phương có chỉ số sản xuất ngành chế biến, chế tạo tăng cao trong 6 tháng đầu năm. (Nguồn: AM tổng hợp từ Chi cục Thống kê các tỉnh, thành phố; Cục Thống kê, Bộ Tài chính).
Tỉnh Nam Định tiếp tục giữ vị trí ‘á quân’ với chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 32,6%. Tỉnh có hai ngành công nghiệp cấp I thuộc top có chỉ số sản xuất cao nhất cả nước. Cụ thể, ngành chế biến, chế tạo tăng 33%, xếp thứ hai; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 11,6%, xếp thứ 4.
Những địa phương có chỉ số sản xuất ngành sản xuất và phân phối điện tăng cao trong 6 tháng đầu năm. (Nguồn: AM tổng hợp từ Chi cục Thống kê các tỉnh, thành phố; Cục Thống kê, Bộ Tài chính).
Trước khi ‘về chung nhà’ với tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang đã khẳng định vị thế là một trong những trung tâm công nghiệp lớn của miền Bắc, với IIP 6 tháng ước tăng 26,95% so với cùng kỳ năm trước.
Chi cục Thống kê Bắc Giang cho thấy công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn là động lực dẫn dắt tăng trưởng của toàn ngành công nghiệp tại địa phương này với chỉ số sản xuất tăng 27,49%. Các ngành công nghiệp cấp I còn lại bao gồm: ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 3,22%; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí giảm 0,75%; ngành khai khoáng giảm 9,72%.
Đứng ở vị trí thứ 4 là tỉnh Hà Nam với chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp 6 tháng đầu năm tăng 22,1%.
Tương tự Nam Định, Hà Nam cũng ghi nhận hai ngành công nghiệp cấp I có chỉ số sản xuất thuộc top cao nhất cả nước là ngành chế biến, chế tạo tăng 22,8%, xếp thứ 5; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 13%, xếp thứ ba.
Nửa đầu năm nay, IIP tỉnh Vĩnh Phúc ghi nhận mức tăng 18,98%. Theo Chi cục Thống kê tỉnh Phú Thọ (mới), kết quả này chủ yếu đến từ các ngành trọng điểm như linh kiện điện tử (tăng 20,45%), ô tô (tăng 14,41%), xe máy (tăng 4,25%), sản phẩm kim loại (tăng 39,14%) và vật liệu xây dựng (tăng 17,85%).
Báo cáo của Cục Thống kê cho thấy chỉ số sản xuất ngành chế biến, chế tạo của Vĩnh Phúc tăng 18,8% trong 6 tháng đầu năm, thuộc nhóm những địa phương có chỉ số sản xuất ngành chế biến, chế tạo cao nhất cả nước.
Những tháng đầu năm nay, công nghiệp tiếp tục khẳng vai trò là ngành kinh tế chủ đạo của tỉnh Quảng Ngãi, với chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 18,7%, xếp thứ 6 cả nước.
Trong 4 ngành công nghiệp trọng điểm cấp I, tỉnh có hai ngành thuộc nhóm những địa phương có chỉ số sản xuất tăng cao nhất cả nước, gồm: ngành chế biến, chế tạo tăng 18,3%, xếp thứ 7 cả nước; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 18,7%, xếp thứ hai cả nước.
Ngoài ra, Chi cục Thống kê Quảng Ngãi cho biết một số ngành công nghiệp cấp 2 của tỉnh ghi nhận mức tăng trưởng khá cao như: sản xuất trang phục tăng 22,99%; sản xuất kim loại tăng 39,96%; sản xuất và phân phối điện tăng 36,84%; thoát nước và xử lý nước thải tăng 51,17%;…
Xếp thứ 7 là tỉnh Thái Bình với IIP 6 tháng đầu năm tăng 18% so với cùng kỳ năm 2024. Nửa đầu năm nay, tỉnh Thái Bình ghi nhận chỉ số sản xuất ngành công nghiệp chế biến chế tạo đạt tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm trước, với mức tăng 25,3%, xếp thứ 4 cả nước.
6 tháng đầu năm nay, hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn TP Huế phát triển tốt, tiếp tục là động lực tăng trưởng chính cho nền kinh tế thành phố. Theo báo cáo của Chi cục Thống kê Huế, chỉ số sản xuất công nghiệp 6 tháng của thành phố tăng 17,5% so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, chỉ số sản xuất ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ước tăng 16%; ngành sản xuất và phân phối điện, nước đá ước tăng 42,9%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 0,9%; ngành công nghiệp khai khoáng ước giảm 8,7%.
Giũ vị trí thứ 9 là tỉnh Tiền Giang với chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp 6 tháng đầu năm tăng 16,13% so với cùng kỳ năm 2024, theo báo cáo của Chi cục Thống kê Tiền Giang.
Theo báo cáo, so với cùng kỳ năm trước, cả ba ngành công nghiệp cấp I của tỉnh đều tăng trưởng dương. Cụ thể, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 17,29%; ngành sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 2,61%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 14,22%.
Địa phương cuối cùng trong danh sách là tỉnh Kiên Giang với chỉ số sản xuất công nghiệp nưuar đầu năm nay tăng 15,8% so với cùng kỳ năm trước.
Sở Công Thương tỉnh Kiên Giang đánh giá hoạt động sản xuất công nghiệp của tỉnh đạt kết quả tích cực trong 6 tháng đầu năm nay, theo TTXVN. Cụ thể, giá trị sản xuất công nghiệp hơn 29.000 tỷ đồng, bằng 44,83% kế hoạch, tăng 13,89%, trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo đạt hơn 27.856 tỷ đồng, tăng 14,04%.
Số thuế thu qua kênh thương mại điện tử trong nửa đầu năm gần chạm mức 100.000 tỷ đồng, tăng 58% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, chính sách và pháp luật về đất đai vẫn còn một số hạn chế, bất cập. Trong đó, tình trạng lợi dụng đấu giá đất để đầu cơ, thổi giá, thao túng giá làm nhiễu loạn thị trường vẫn còn xảy ra ở nhiều nơi…
Việc sáp nhập ba tỉnh nằm trong top 10 địa phương có chỉ số sản xuất công nghiệp cao nhất cả nước là Phú Thọ, Vĩnh Phúc và Hoà Bình đã tạo động lực để nền kinh tế tỉnh Phú Thọ mới đạt nhiều kết quả kinh tế tích cực trong nửa đầu năm nay.
Vượt lên xu hướng suy giảm chung, kinh tế Việt Nam tăng trưởng 7,52% trong nửa đầu năm – mức cao nhất 15 năm. Nhưng để duy trì đà phục hồi giữa bối cảnh thế giới còn nhiều bất ổn, câu hỏi đặt ra là: Đâu sẽ là động lực then chốt trong 6 tháng tới?