Trang Reuters đưa tin, ông Emmanuel Macron dự kiến sẽ đến Hà Nội vào ngày 25/5, nằm trong khuôn khổ chuyển thăm tới các nước Đông Nam Á của Tổng thống Pháp. Thông tin từ Văn phòng Tổng thống Pháp cho biết, theo kế hoạch, có hàng chục thoả thuận sẽ được đưa ra thảo luận và ký kết trong chuyến thăm.
Trước chính sách thuế quan của Mỹ, Việt Nam hiện đang điều chỉnh mô hình tăng trưởng, tập trung nhiều vào chi tiêu của Chính phủ, với các khoản đầu tư lớn được lên kế hoạch, trong đó có các lĩnh vực giao thông và năng lượng.
Sau các nhà lãnh đạo của Trung Quốc, Nhật Bản và một số nước châu Âu khác trong những tuần gần đây, chuyến thăm của Tổng thống Macron đã cho thấy tầm quan trọng của khu vực Đông Nam Á trong bối cảnh chuỗi cung ứng và thương mại toàn cầu còn nhiều bất ổn.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. (Ảnh: Reuters)
Nguồn tin của Reuters cho hay có một thỏa thuận đang được đàm phán là việc thay thế vệ tinh quan sát trái đất, do tiền thân của Airbus Defence (AIR.PA) chế tạo và được phóng vào năm 2013.
Theo đó, có thể sẽ có một bản ghi nhớ không ràng buộc về vấn đề này được ký kết trong chuyến thăm của ông Macron.
Ngoài ra, các cuộc đàm phán khác liên quan đến vệ tinh cũng đang được tiến hành. Cả Airbus và Văn phòng Tổng thống Pháp đều chưa đưa ra phản hồi về thông tin này. Tuy nhiên, trước đó, Airbus đã cho biết tập đoàn đang làm việc để thay thế vệ tinh của Việt Nam.
Bên cạnh đó, Reuters cho biết phía các doanh nghiệp Pháp cũng rất quan tâm đến việc thảo luận hợp tác năng lượng, với những tiến triển được kỳ vọng ở các dự án năng lượng tái tạo theo khuôn khổ Thỏa thuận Hợp tác Chuyển dịch Năng lượng Công bằng (JETP) do Liên minh châu Âu (EU) hỗ trợ.
Năng lượng hạt nhân cũng là vấn đề sẽ được đưa ra thảo luận tại chuyến công tác của Tổng thống Pháp, mặc dù không có thỏa thuận nào được kỳ vọng sẽ thành công. Trước đó, Việt Nam đã quyết định khởi động lại chương trình điện hạt nhân để đáp ứng nhu cầu năng lượng đang ngày càng tăng cao trong bối cảnh nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ.
Hiện tại, Pháp cũng quan tâm đến các kế hoạch của dự án cơ sở hạ tầng lớn nhất Việt Nam là tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam, với chi phí ước tính 67 tỷ USD.
Bộ Nông nghiệp và Môi trường đề xuất chuyển các chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai từ cấp huyện về xã, phường khi tổ chức lại chính quyền địa phương tới đây.
Tỉnh Quảng Ngãi đề xuất đầu tư 900 tỷ đồng xây tuyến đường sắt 14 km, nối ga Trì Bình với cảng Dung Quất để đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa ngày càng tăng.
Theo Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hoà Bình, Việt Nam định hướng phát triển một trung tâm tài chính quốc tế nhưng hoạt động tại hai thành phố là Đà Nẵng và TP HCM.
Theo đại diện Sở Xây dựng TP. Hà Nội, hệ thống này không chỉ liên thông với vận tải hành khách công cộng mà còn liên thông với thu phí tự động, các bến bãi đỗ xe và sử dụng dịch vụ không chỉ trên địa bàn Thủ đô.