Sáng ngày 20/5, giá heo hơi tiếp tục kéo dài xu hướng đi ngang tại khu vực miền Bắc, duy trì trong khoảng 67.000 - 69.000 đồng/kg. Cụ thể, mức giao dịch cao nhất khu vực là 69.000 đồng/kg đang được ghi nhận tại tỉnh Bắc Giang.
Khu vực miền Trung - Tây Nguyên ghi nhận giá heo hơi giảm 1.000 đồng/kg tại Bình Định và Khánh Hoà, về cùng giá 69.000 đồng/kg. Khảo sát cho thấy heo hơi tại khu vực này hiện được mang bán chênh lệch trong khoảng 67.000 - 73.000 đồng/kg. Theo đó, khu vực này chỉ còn Lâm Đồng, Đắk Lắk và Ninh Thuận ghi nhận giá heo hơi trên 70.000 đồng/kg.
Thị trường heo hơi phía Nam tiếp tục lặng sóng trong sáng nay. Các thương lái phía Nam đang thu mua heo hơi với giá từ 73.000 - 75.000 đồng/kg. Trong đó, Bến Tre, Long An và Tiền Giang là những địa phương có giá heo hơi cao nhất cả nước, đạt 75.000 đồng/kg.
Sau một vài ngày chững giá, thị trường heo hơi bất ngờ quay đầu giảm nhẹ tại khu vực miền Trung trong sáng nay. Hiện tại, heo hơi trên toàn quốc được giao dịch trong khoảng 67.000 - 75.000 đồng/kg.
Mặc dù xuất hiện biến động nhẹ trong sáng nay nhưng theo các chuyên gia, thị trường heo hơi sẽ tiếp tục kéo dài xu hướng đi ngang tại nhiều địa phương do nguồn cung - cầu vẫn khá cân bằng.
UBND xã Thiệu Công, huyện Thiệu Hoá, tỉnh Thanh Hoá vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Nguyễn Hồng Quân, chủ trại heo tại thôn Xuân Quan vì gây ô nhiễm môi trường, theo Báo Nông nghiệp và Môi trường.
Theo đó, quá trình chăn nuôi trại heo, ông Nguyễn Hồng Quân tại thôn Xuân Quan, xã Thiệu Công, huyện Thiệu Hoá, tỉnh Thanh Hoá, không có biện pháp xử lý phân, nước thải chăn nuôi bảo đảm vệ sinh môi trường và gây ảnh hưởng đến người dân xung quanh. Với hành vi trên, chủ trang trại bị xử phạt số tiền 750.000 đồng.
UBND xã Thiệu Công cũng yêu cầu ông Nguyễn Hồng Quân chấm dứt ngay hành vi xả thải ra môi trường, khắc phục mùi hôi từ chuồng trại; xử lý môi trường xung quanh khu dân cư; giảm tổng đàn chăn nuôi dưới 10 con heo.
Trước đó, phản ánh của nhiều hộ dân, tình trạng ô nhiễm do trại heo của gia đình ông Quân gây ra không phải là mới mà đã kéo dài suốt nhiều năm qua. Mùi hôi thối từ hoạt động chăn nuôi ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt hằng ngày và sức khỏe của người dân trong khu vực. Mặc dù bà con đã nhiều lần gửi đơn kiến nghị, phản ánh đến chính quyền địa phương, nhưng đến nay, sự việc vẫn chưa được xử lý dứt điểm.
Theo ghi nhận của phóng viên Báo Nông nghiệp và Môi trường, khu vực chăn nuôi heo của gia đình ông Quân gần 200 m2, với 9 chuồng nuôi, nằm tiếp giáp với nhà ở hộ gia đình. Trại heo nuôi nhốt hơn 80 con, gồm heo thịt và heo giống.
Phân heo sau khi thu gom được xử lý sơ bộ qua hai bể biogas. Tuy nhiên, nước thải từ phân heo có màu đen đặc, bốc mùi hôi thối nồng nặc vẫn tiếp tục được dẫn qua mương thoát và xả trực tiếp vào một ao tù rộng hơn 100 m2, cách đó không xa. Tại ao chứa phát hiện nước có màu đen, dưới đáy ao lắng đọng một lớp bùn đặc, bốc mùi đặc trưng của chất thải từ phân heo chưa qua xử lý triệt để.
Theo dự báo của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), Việt Nam sẽ vượt Thái Lan để vươn lên vị trí nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới trong năm 2025 và 2026, với sản lượng khoảng 7,9 triệu tấn. Trong khi đó, xuất khẩu gạo của Thái Lan dự kiến đạt từ 7 đến 7,2 triệu tấn.
Nhập khẩu vàng của Trung Quốc tăng trong bối cảnh Ngân hàng Trung ương nới lỏng hạn ngạch nhập khẩu kim loại quý này và nhu cầu trong nước mạnh mẽ.
Nhập khẩu từ một số quốc gia thuộc top 4 nguồn cung thép nước ngoài cho Việt Nam tăng vọt. Trong đó, lượng nhập khẩu từ Indonesia tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái.
Dù thế giới đang thúc đẩy chuyển đổi xanh trong ngành thép, một nghiên cứu mới cho thấy công nghệ lò cao – vốn phát thải nhiều khí nhà kính – vẫn tiếp tục mở rộng, đặc biệt tại Ấn Độ và Trung Quốc.