Theo số liệu của Cục Hải quan Việt Nam, lượng thép nhập khẩu trong 4 tháng đầu năm 2025 đạt 5,1 triệu tấn, giảm 5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong đó, đóng góp nhiều vào mức giảm nhất là Trung Quốc khi lượng nhập khẩu từ nước này giảm 19% (tương đương giảm gần 700.000 tấn) so với cùng kỳ năm ngoái xuống hơn 2,9 triệu tấn. Nước này chiếm 52% tổng lượng thép nhập từ các nước, giảm so với tỷ trọng gần 61% của cùng kỳ năm ngoái.
Trong khi đó, nhập khẩu từ một số quốc gia thuộc top 4 nguồn cung thép nước ngoài cho Việt Nam tăng vọt. Theo đó, lượng nhập khẩu từ Indonesia tăng gấp đôi lên 446.413 tấn. Hay như Nhật Bản, lượng nhập khẩu từ quốc gia này cũng tăng 52% lên 836.390 tấn - trở thành thị trường cung cấp thép lớn thứ hai cho Việt Nam.
Nguồn thép từ Hàn Quốc cũng ghi nhận mức tăng mạnh tới 27% so với cùng kỳ năm ngoái lên gần 383.000 tấn. Tổng cộng lượng thép tăng lên từ 3 thị trường này khoảng 620.000 tấn, gần bằng so với mức sụt giảm của thị trường Trung Quốc.
Nguồn: Cục Hải quan (H.Mĩ tổng hợp)
Trong số top 4 thị trường xuất khẩu thép vào Việt Nam trong 4 tháng đầu năm nay, giá thép nhập khẩu từ Trung Quốc vẫn rẻ nhất, khoảng 630 USD/tấn, không thay đổi nhiều so với cùng kỳ năm ngoái (642 USD/tấn). Giá nhập khẩu từ Nhật Bản, thị trường chiếm tỷ trọng lớn thứ hai, không chênh lệch nhiều so với Trung Quốc, chỉ khoảng 633 USD/tấn, giảm 14% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong khi đó, giá nhập khẩu từ Indonesia, giá lên tới trên 1.100 USD/tấn. Dẫu vậy, mức giá này đã giảm mạnh 27% so với cùng kỳ năm ngoái.
Nguồn: Cục Hải quan (H.Mĩ tổng hợp)
Nhập khẩu thép từ Trung Quốc giảm giảm nhập khẩu thép từ Trung Quốc trong năm nay diễn ra trong bối cảnh Việt Nam áp thuế chống bán phá giá tạm thời đối với hai sản phẩm nhập khẩu từ nước này là thép cuộn cán nóng (HRC) và tôn mạ.
Cụ thể, ngày 21/2, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 460/QĐ-BCT về việc áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời đối với một số sản phẩm thép cán nóng (HRC) có xuất xứ từ Trung Quốc với mức từ 19,38% đến 27,83%.
Thuế chống bán phá giá tạm thời có hiệu lực sau 15 ngày kể từ khi có quyết định được ban hành. Thời hạn áp dụng là 120 ngày kể từ khi có hiệu lực. Mặt hàng HRC thường chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu thép Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam, có thời điểm lên tới trên 60%.
Khoảng một tháng sau, ngày 1/4, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 914⁄QĐ-BCT về việc áp dụng thuế chống bán phá giá (CBPG) tạm thời đối với một số sản phẩm thép mạ có xuất xứ từ Trung Quốc và Hàn Quốc.
Theo đó, mức thuế chống bán phá giá tạm thời được áp dụng cao nhất là 37,13% đối với hàng hóa xuất xứ từ Trung Quốc và 15,67% đối với hàng hóa xuất xứ từ Hàn Quốc.
Trả lời cổ đông tại ĐHĐCĐ thường niên 2025, lãnh đạo của tôn Nam Kim (Mã: NKG) cho biết sau khi áp thuế chống bán phá giá tạm thời, chỉ còn một vài lượng nhỏ hàng nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam. Trong tương lai, hàng nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ giảm rất nhiều.
Trong khi đó, đối với HRC, đại diện Hoà Phát - một trong 2 doanh nghiệp sản xuất loại thép này tại Việt Nam, cho rằng lượng hàng từ Nhật Bản, Hàn Quốc năm nay có thể tăng lên.
Trao đổi với chúng tôi bên lề ĐHĐCĐ thường niên 2025 hôm 17/4, ông Nguyễn Việt Thắng, Tổng Giám đốc của Hoà Phát (Mã: HPG) cho biết: “Thuế chống bán phá giá tạm thời đem lại lợi thế cho tập đoàn.
Năm ngoái, lượng HRC từ Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam lên tới 9 triệu tấn. Năm nay lượng nhập khẩu chắc chắn sẽ giảm. Đổi lại, lượng hàng từ Nhật Bản và Hàn Quốc nhập khẩu vào Việt Nam có thể tăng lên, tuy nhiên, theo tôi con số này có thể không sẽ không nhiều do năng lực sản xuất của các nước này giới hạn”.
Theo dự báo của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), Việt Nam sẽ vượt Thái Lan để vươn lên vị trí nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới trong năm 2025 và 2026, với sản lượng khoảng 7,9 triệu tấn. Trong khi đó, xuất khẩu gạo của Thái Lan dự kiến đạt từ 7 đến 7,2 triệu tấn.
Nhập khẩu vàng của Trung Quốc tăng trong bối cảnh Ngân hàng Trung ương nới lỏng hạn ngạch nhập khẩu kim loại quý này và nhu cầu trong nước mạnh mẽ.
Các chuyên gia cho rằng thị trường heo hơi sẽ tiếp tục kéo dài xu hướng đi ngang tại nhiều địa phương do nguồn cung - cầu vẫn khá cân bằng.
Dù thế giới đang thúc đẩy chuyển đổi xanh trong ngành thép, một nghiên cứu mới cho thấy công nghệ lò cao – vốn phát thải nhiều khí nhà kính – vẫn tiếp tục mở rộng, đặc biệt tại Ấn Độ và Trung Quốc.