Trang Reuters dẫn một nghiên cứu mới cho thấy, nhiều lò cao mới đang được xây dựng, đặc biệt là tại Ấn Độ và Trung Quốc, với tổng công suất khoảng 303 triệu tấn. Đây được xem là công nghệ sản xuất thép phát thải nhiều khí nhà kính.
Điều này đồng nghĩa với việc, dù có những nỗ lực chuyển đổi xanh, lò cao vẫn sẽ chiếm tỷ trọng lớn trong ngành thép toàn cầu vào năm 2030.
Theo tổ chức nghiên cứu Global Energy Monitor (GEM) có trụ sở tại Mỹ, sản xuất thép hiện đang tạo ra khoảng 11% lượng khí nhà kính gây biến đổi khí hậu toàn cầu. Trong khi đó, dự báo cho thấy, nhu cầu thép trên thế giới sẽ vượt mốc 2 tỷ tấn vào năm 2030.
Mặc dù công nghệ luyện thép bằng lò điện hồ quang – vốn sạch hơn – dự kiến sẽ tăng trưởng 24% trong cùng giai đoạn, thì công suất lò cao vẫn được dự báo tăng thêm 7%. Đồng thời, thép được sản xuất từ lò cao sẽ chiếm tới 64% tổng sản lượng kim loại này trên toàn cầu, theo số liệu từ GEM.
Tổ chức này nhấn mạnh vai trò then chốt của Ấn Độ trong tiến trình chuyển đổi xanh ngành thép, trong bối cảnh quốc gia này đang dẫn đầu thế giới với 57% công suất lò cao mới sử dụng than đang được xây dựng.
“Ấn Độ hiện đóng vai trò then chốt cho quá trình khử carbon trong ngành thép toàn cầu,” bà Astrid Grigsby-Schulte – đồng tác giả báo cáo – nhận định.
Cũng theo bà, hướng đi của ngành thép Ấn Độ sẽ quyết định mức độ mà ngành này có thể tiến gần tới mục tiêu của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) hay không. Theo đó, tổ chức này đã đưa ra mục tiêu đến năm 2030, 38% các lò luyện thép toàn cầu sẽ cần được chuyển đổi sang công nghệ lò điện hồ quang để giảm phát thải.
Trong năm 2024, Trung Quốc – nước sản xuất thép lớn nhất thế giới – đã xây dựng thêm nhiều lò cao mới với tổng công suất khoảng 21 triệu tấn. Cùng lúc đó, Ấn Độ cũng bổ sung thêm 10 triệu tấn, theo số liệu từGlobal Energy Monitor.
Theo Bloomberg, trong thời gian tới, nhiều lò cao sử dụng than của Ấn Độ sẽ được ra đời. Nguyên nhân được cho là do nước này hiện chưa có nguồn cung phế liệu ổn định để chuyển sang các phương pháp sản xuất thân thiện với môi trường hơn,ít ô nhiễm hơn, như lò điện hồ quang (EAF) và công nghệ hoàn nguyên trực tiếp (DRI).
Bà Astrid Grigsby-Schulte cho biết nếu quốc gia này không tăng tốc đầu tư vào thép xanh, cả ngành sẽ bỏ lỡ một cột mốc quan trọng.
Theo dự báo của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), Việt Nam sẽ vượt Thái Lan để vươn lên vị trí nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới trong năm 2025 và 2026, với sản lượng khoảng 7,9 triệu tấn. Trong khi đó, xuất khẩu gạo của Thái Lan dự kiến đạt từ 7 đến 7,2 triệu tấn.
Nhập khẩu vàng của Trung Quốc tăng trong bối cảnh Ngân hàng Trung ương nới lỏng hạn ngạch nhập khẩu kim loại quý này và nhu cầu trong nước mạnh mẽ.
Các chuyên gia cho rằng thị trường heo hơi sẽ tiếp tục kéo dài xu hướng đi ngang tại nhiều địa phương do nguồn cung - cầu vẫn khá cân bằng.
Nhập khẩu từ một số quốc gia thuộc top 4 nguồn cung thép nước ngoài cho Việt Nam tăng vọt. Trong đó, lượng nhập khẩu từ Indonesia tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái.